Việt Nam chính thức nhận quyền đăng cai ASEAN Para Games 11

Chia sẻ

Ngày 25/2, Hội đồng Thể thao các quốc gia người khuyết tật Đông Nam Á chính thức trao quyền đăng cai ASEAN Para Games lần thứ 11 tổ chức trong năm 2021 cho Việt Nam.

Đoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị trực tuyến tại Việt Nam. Ảnh: Tổng cục TDTTĐoàn Chủ tịch điều hành Hội nghị trực tuyến tại Việt Nam. Ảnh: Tổng cục TDTT

Tổng cục TDTT cho biết ngày 25/2, tại phiên họp trực tuyến Hội nghị Hội đồng Thể thao các quốc gia người khuyết tật Đông Nam Á (APSF) và công tác tổ chức Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á lần thứ 11 (ASEAN Para Games 11), lãnh đạo APSF công bố biên bản về việc hủy tổ chức ASEAN Para Games 10 tại Philippines; phê chuẩn trao quyền tổ chức Đại hội lần thứ 11 cho Việt Nam.

Tại hội nghị, phía chủ nhà Việt Nam đã báo cáo sơ bộ công tác chuẩn bị Đại hội tới các thành viên.

Theo đó, Việt Nam sẽ tổ chức 11 môn thi đấu tại kỳ Đại hội này với các môn: Điền kinh, bơi, cử tạ, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bắn cung, bóng lăn người khiến thị, quần vợt xe lăn, judo, bocia.

Các địa điểm thi đấu diễn ra ở thu đô Hà Nội, gồm: Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình,Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao Hà Nội, các nhà thi đấu: Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Hà Đông, Quần ngựa, Tây Hồ, Hoài Đức.

Thời gian thi đấu bắt đầu từ ngày 18/12.

Tại phiên họp, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Hiệp hội người khuyết tật Việt Nam cho biết các nước đề xuất thi đấu 24 môn tại ASEAN Para Games 11, nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19 và điều kiện thực tế, Việt Nam có thể tổ chức tốt 11 môn thi nói trên và đây cũng là các môn được số đông các nước lựa chọn.

Về công tác chuẩn bị, thực hiện Quyết định 1616/QĐ-TTg ngày 13/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ, đến thời điểm này, nước chủ nhà Việt Nam đã thành lập tất cả các tiểu ban để điều hành Đại hội.

Một số nội dung như việc di chuyển, ăn, ở cho các đoàn tham dự Đại hội cũng được nước chủ nhà thông báo.

Về phòng, chống dịch COVID-19, Đại hội sẽ tuân thủ theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, Ủy ban Paralympic quốc tế và Chính phủ Việt Nam.

Với tư cách nước chủ nhà, đại diện Việt Nam khẳng định việc chuẩn bị cho Đại hội vẫn diễn tiến theo kế hoạch. Tuy nhiên, công tác tổ chức Đại hội vẫn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh COVID-19 và phải được cấp thẩm quyền cho phép.

THANH XUÂN/VGP

Theo http://baochinhphu.vn/The-thao/Viet-Nam-chinh-thuc-nhan-quyen-dang-cai-ASEAN-Para-Games-11/424309.vgp

Tin cùng chuyên mục

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Ngày Dân số thế giới (11/7):  Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

Ngày Dân số thế giới (11/7): Việt Nam khuyến sinh để ứng phó với già hóa dân số

(PNTĐ) - Tuổi kết hôn tăng, tỷ lệ kết hôn giảm và xu hướng sinh con muộn hay thậm chí ngại sinh con đang là những yếu tố chính khiến Việt Nam có nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế. Đứng trước tốc độ già hóa dân số nhanh và nỗi lo Việt Nam sớm trở thành quốc gia dân số già, những nỗ lực khuyến sinh đã và đang được triển khai.
Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.