Vui xuân với thú chơi hoa ‘đĩa vàng, chén ngọc’

Chia sẻ

Thủy tiên là thú chơi hoa cầu kỳ của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến Xuân về. Hoa thủy tiên có vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh khiết, thể hiện được vẻ thanh lịch, hào hoa nên Nho sinh, kẻ sĩ Hà Thành xưa chọn hoa thủy tiên để chơi.

Anh Lê Hồng Quang chỉnh dáng hoa thủy tiên tại Đình Kim Ngân. Ảnh: VGP/Diệp AnhAnh Lê Hồng Quang chỉnh dáng hoa thủy tiên tại Đình Kim Ngân. Ảnh: VGP/Diệp AnhNhững ngày giáp Tết, cơ duyên đưa tôi đến với Ngôi nhà Di sản (87 Mã Mây, Hà Nội), đúng dịp nhóm Hoa thủy tiên hào hoa Hà Nội tổ chức trưng bày hoa thủy tiên, hướng dẫn cách gọt, cách chăm sóc hoa.
Anh Lê Hồng Quang, thành viên của nhóm, chia sẻ, chơi hoa thủy tiên là một nét văn hóa lâu đời ở Hà Nội. Nhà văn Vũ Bằng đã viết tác phẩm “Ăn Tết thủy tiên” kể về thú chơi thủy tiên của thầy mình. Nhiều người tin rằng, bình hoa thủy tiên ngát hương trên bàn thờ gia tiên và bàn tiếp khách những ngày Tết sẽ mang lại nhiều điều may mắn, tốt đẹp cho gia chủ.

Ấy vậy mà thú chơi tao nhã ấy dần bị mai một theo thời gian. Phải đến những năm 1999, 2000 mới bắt đầu thấy lác đác các chợ hoa Hà Nội bán củ thủy tiên, bát thủy tiên bên cạnh những loài hoa truyền thống khác như cúc, lan, hoa quyên…

Hoa thủy tiên truyền thống. Ảnh: VGP/Diệp AnhHoa thủy tiên truyền thống. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Chơi hoa thủy tiên cũng lắm công phu. Để có được bát hoa thủy tiên thơm ngát, trắng muốt bày trong dịp Tết, người chơi phải mất rất nhiều công chăm sóc tỉ mỉ.

“Hoa thủy tiên chỉ nở khoảng 15-20 ngày. Phải thật yêu thích và say mê mới có thể chơi hoa thủy tiên, vì loài hoa này đòi hỏi người chơi phải tỉ mỉ, cẩn thận và mất rất nhiều thời gian, từ khâu chọn củ, gọt củ, tạo dáng, chăm hoa. Nếu muốn hoa nở đúng dịp Giao thừa, hay những ngày đầu Xuân năm mới, càng cần phải chăm chút hơn. Cứ đến mùa thủy tiên, chúng tôi thay đổi cả nếp ăn, nếp ngủ là vì thế”, anh Lê Hồng Quang cho biết.

Chọn thủy tiên khó nhất là tìm được củ nào nở hoa đúng đêm Giao thừa. Mỗi củ thủy tiên mang một dáng vẻ khác nhau, mà chỉ người sành chơi mới biết phân biệt và hiểu hết ý nghĩa.Anh Lê Hồng Quang hướng dẫn gọt củ hoa thủy tiên tại Ngôi nhà Di sản. Ảnh: VGP/Diệp AnhAnh Lê Hồng Quang hướng dẫn gọt củ hoa thủy tiên tại Ngôi nhà Di sản. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Theo anh Quang, công đoạn gọt củ sẽ quyết định đến vẻ đẹp của hoa. Đây là kỹ thuật đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, mà chỉ những người chơi hoa lâu năm mới có. Thời gian gọt mỗi củ từ 15-30 phút. Khi gọt xong phải ngâm nước để củ tiết hết nhựa, kích thích mầm và rễ phát triển. Trong 2 ngày đầu sau gọt, củ thủy tiên phải được ngâm úp vết cắt trong nước, cứ 4-8 giờ lại dùng bàn chải nhẹ nhàng rửa sạch hết nhựa tiết ra. Củ thủy tiên nếu không rửa sạch nhựa sẽ bị thâm. Sau đó nuôi củ trong một bát dưỡng sẫm màu để rễ không gặp ánh sáng, mới trắng muốt được. Đến ngày thứ 8, thứ 9, củ hoa sẽ chuyển sang dáng bánh tẻ mềm hơn.

Sau công đoạn gọt củ là đến cách chăm sao cho hoa nở đúng vào Giao thừa hoặc trong những ngày Tết. Người chơi thủy tiên phải quan sát độ nở của hoa để điều chỉnh nhiệt độ của nước: Nếu thấy hoa lâu nở thì cho nước ấm hơn, hoa nở sớm thì hãm nước lạnh (thả đá).

Một bát hoa thủy tiên đẹp phải có sự kết hợp từ nhiều yếu tố: Khi hoa nở phải chụm vào nhau, lá xanh mượt và khỏe khoắn, củ trắng, rễ dài trắng muốt tạo dáng trong bình nước. Người chơi chủ yếu vẫn chuộng hoa thủy tiên truyền thống (thủy tiên đơn và kép). Trong đó, thủy tiên đơn màu trắng vàng có 6 cánh trắng ngoài xếp lại giống hình đĩa, 1 cánh vàng bên trong như nhụy hoa. Vì thế mà hoa thủy tiên thường được gọi là “đĩa ngọc, chén vàng”. Ngoài ra còn có hoa thủy vàng toàn bộ, trắng toàn bộ, thủy tiên nhiều màu…

Thủy tiên vàng. Ảnh: VGP/Diệp AnhThủy tiên vàng. Ảnh: VGP/Diệp Anh

Thủy tiên hợp với thời tiết lạnh của miền Bắc, giúp hoa khỏe hơn, nở đẹp hơn. Ngoài Hà Nội, thú chơi hoa thủy tiên cũng đã phát triển ở một số vùng khác như Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Nguyên…

Không chỉ có những người lớn tuổi, mà hiện nay rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tìm hiểu và thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chơi hoa thủy tiên, cách tạo ra một bát thủy tiên đẹp. Các bạn trẻ quan niệm “chơi lối xưa để làm mới mình”.

Hương hoa thủy tiên thơm dịu, tinh khiết quyện cùng hương thơm của cam Canh, bưởi Diễn, phật thủ, hương trầm khiến cho những ngày đầu Xuân năm mới thật an nhiên, đầm ấm.

DIỆP ANH/VGP

 

Theo https://baochinhphu.vn/Van-hoa/Vui-xuan-voi-thu-choi-hoa-dia-vang-chen-ngoc/422951.vgp

Tin cùng chuyên mục

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

Báo Phụ nữ Thủ đô trao thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng

(PNTĐ) - Chiều 24/6, nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Hội LHPN huyện Ứng Hòa và nhà tài trợ Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ Phúc Hoàng An đã tổ chức trao tặng thiết bị y tế trị giá 100 triệu đồng cho Trạm y tế xã Kim Đường (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

Nữ nhiếp ảnh gia hành động vì môi trường

(PNTĐ) - Giữa những băng tuyết lạnh giá của vùng cực Bắc, nơi nhiệt độ có thể giảm xuống âm hàng chục độ C, có một người phụ nữ âm thầm theo chân các nhà khoa học, ghi lại từng khoảnh khắc trong cuộc chiến với thời gian và khí hậu. Đó là Esther Horvath – nhiếp ảnh gia người Hungary, người đã dùng máy ảnh như một công cụ kể chuyện, đưa những vấn đề sống còn của hành tinh ra ánh sáng bằng những khung hình đầy cảm xúc.
Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

Hành trình chữa lành cho con gái bằng yêu thương

(PNTĐ) - Trong số rất nhiều cuốn sách dành cho thiếu nhi ra mắt gần đây, Cây mận ngọt nhất trái đất từng đến vịnh Hạ Long (NXB Kim Đồng) của nhà báo, tác giả Tiểu Phong (bút danh văn học của Phạm Thị Thủy, sinh năm 1989, quê Hưng Yên) nổi bật lên như một lời thì thầm đầy dịu dàng nhưng ám ảnh, không chỉ dành cho trẻ nhỏ mà còn làm lay động trái tim của những người lớn từng tổn thương.
Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Việt Nam thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

(PNTĐ) - Ngày 12/6, Bộ Công an phối hợp Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Diễn đàn quốc tế “Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc - Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam”. Sự kiện là dấu mốc quan trọng khẳng định cam kết mạnh mẽ của Bộ Công an Việt Nam trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.