Chủ nhân giải Nobel Hòa bình cảnh báo đại dịch làm gia tăng bạo lực, buôn người

Chia sẻ

Nadia Murad, chủ nhân của giải Nobel Hòa bình cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và bạo lực trên cơ sở giới, khiến sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ bị “đe dọa”.

Nadia Murad, một nhà hoạt động nhân quyền, từng bị các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Iraq ép làm nô lệ tình dục cho biết, các lệnh giới nghiêm, đóng cửa và hạn chế đi lại do các chính phủ áp đặt để làm chậm sự lây lan của virus “đã gây ra những hậu quả khôn lường cho phụ nữ trên toàn thế giới”.

Cô nói: “Thay vì giảm nạn buôn người và bạo lực trên cơ sở giới, đại dịch đã làm tăng nguy cơ bị bóc lột tàn bạo đối với những người dễ bị tổn thương nhất. Nhiều quốc gia đã chứng kiến ​​sự gia tăng các báo cáo về bạo lực gia đình kể từ khi đại dịch bắt đầu."

Murad cảnh báo những căng thẳng về kinh tế và lệnh đóng cửa đã làm gia tăng nạn buôn người. Bà nói: “Nguồn lực dùng để phòng chống nạn buôn người, cứu hộ và phục hồi đang bị kéo giãn. Do đó, sức khỏe và sự an toàn của phụ nữ là một vấn đề đáng báo động. Hiện nay, việc giúp phụ nữ tiếp cận (và) chăm sóc sức khỏe tâm lý là rất khó”.

Là một thành viên của dân tộc thiểu số Yazidi ở Iraq, Murad nằm trong số hàng nghìn phụ nữ và trẻ em gái bị các chiến binh Nhà nước Hồi giáo bắt và ép làm nô lệ tình dục vào năm 2014. Mẹ cô và 6 anh em khác của cô đã bị các chiến binh IS ở Iraq giết hại. Cô đã trở thành một nhà hoạt động đại diện cho phụ nữ và trẻ em gái sau khi trốn thoát và tìm nơi ẩn náu ở Đức và được nhận giải Nobel Hòa bình năm 2018.

Nadia Murad phát biểu tại tòa nhà Europa của Hội đồng Châu Âu ở Brussels.Nadia Murad phát biểu tại tòa nhà Europa của Hội đồng Châu Âu ở Brussels.

Trong một cuộc họp của Liên Hợp Quốc với chủ đề “Phong tỏa và đóng cửa: Giải pháp phòng chống Bạo lực Tình dục và Buôn bán Người trong Đại dịch COVID-19” được tổ chức bởi Nadia’s Initiative, tổ chức phi lợi nhuận do chính Murad thành lập vào năm 2018, cô đã lên tiếng ủng hộ những người sống sót sau bạo lực tình dục và kêu gọi xây dựng lại các cộng đồng đang gặp khủng hoảng. Phiên họp có sự tham gia của UN Women và Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC). Trong vai trò đại sứ thiện chí của UNODC, Murad nói về nạn buôn người và bày tỏ sự cấp bách phải “tăng cường chống bạo lực trên cơ sở giới và buôn bán người”.

Giám đốc điều hành UN Women, Phumzile Mlambo-Ngcuka cho biết có tới 72% nạn nhân của buôn người được phát hiện trên toàn cầu là phụ nữ và trẻ em gái. Một tỷ lệ đáng báo động khi có tới 77% phụ nữ sống sót được xác định đã bị buôn bán để bóc lột tình dục. Bà cũng cho biết, đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục đẩy thêm 47 triệu phụ nữ và trẻ em gái vào cảnh nghèo đói cùng cực, tạo thuận lợi cho hoạt động của những kẻ buôn người”. Bà cũng bày tỏ sự quan ngại khi đại dịch đã làm giảm khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như làm giảm năng lực của các chính phủ và Liên hợp quốc trong việc báo cáo về các vi phạm và cung cấp sự bảo vệ.

Mlambo-Ngcuka kêu gọi hành động toàn cầu khẩn cấp và phối hợp, đồng thời trích dẫn một kịch bản đầy hứa hẹn - 146 quốc gia đều đã trả lời lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Antonio Guterres về các biện pháp ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đồng thời thúc đẩy “hòa bình trong gia đình” như một phần trong kế hoạch ứng phó với COVID-19.

Nữ diễn viên kiêm nhà hoạt động Ashley Judd, đại sứ thiện chí của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, đã chỉ trích "nam tính độc hại" được dạy cho những người đàn ông và trẻ em trai tấn công và bóc lột tình dục phụ nữ. “Tôi đang mong chờ ngày chúng ta không còn bạo lực tình dục và giới tính, đặc biệt là trong điều kiện COVID”, cô cho hay.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức, Michelle Müntefering cho biết đại dịch Covid đã khiến việc đấu tranh cho bình đẳng giới trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bà nói: “Chúng ta sẽ không để bạo lực tình dục giới cũng như nạn buôn người lẩn khuất trong bóng tối. Chúng tôi cam kết ủng hộ Murad và những người khác - những người mỗi ngày vẫn luôn đấu tranh cho xã hội công bằng và bình đẳng”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tổ chức tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có loạt cuộc tiếp xúc song phương với đại diện ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc, đồng thời tham dự nhiều hội nghị quan trọng với các đối tác của ASEAN.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.