Chuyên gia WHO đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19

Chia sẻ

Nhóm 10 nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ nhập cảnh vào Trung Quốc trong tuần này để điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 sau nhiều lần bị trì hoãn.

Ngày 11/1, Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) Trung Quốc thông báo từ ngày 14/1, một nhóm 10 nhà khoa học của WHO sẽ có chuyến công tác đến Trung Quốc đại lục để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.

Trong một tuyên bố ngày 11/1, ủy ban trên cho biết nhóm các nhà khoa học của WHO sẽ tiến hành cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc SARS-CoV-2, song không nêu thêm chi tiết về các công việc sắp tới.

Các chuyên gia WHO sẽ phải cách ly 2 tuần sau khi nhập cảnh Trung Quốc, sau đó sẽ đến thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc, nơi virus nguy hiểm trên lần đầu tiên được phát hiện hồi cuối năm 2019.

Hơn một năm kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại thành phố Vũ Hán, tính đến ngày 11/1, đã có hơn 1,9 triệu người tử vong do mắc căn bệnh này trên toàn thế giới nhưng nhân loại vẫn chưa biết được nguồn gốc thực sự của SARS-CoV-2.

Cảnh sát túc trực bên ngoài chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện.Cảnh sát túc trực bên ngoài chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi ca mắc COVID-19 đầu tiên được phát hiện.

Nhiều tháng qua, WHO đã thúc đẩy việc cử nhóm chuyên gia quốc tế, gồm các nhà dịch tễ học và chuyên gia sức khỏe động vật, đến Trung Quốc giúp điều tra nguồn gốc của đại dịch. Tháng 7/2020, WHO đã cử một nhóm chuyên gia đến Bắc Kinh để tạo cơ sở cho việc xúc tiến cuộc điều tra quốc tế.

Các nhà khoa học ban đầu cho rằng virus SARS-CoV-2 lây từ động vật sang người tại chợ hải sản Hoa Nam ở thành phố Vũ Hán, nơi ca mắc đầu tiên được phát hiện hồi cuối năm ngoái. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện nay cho rằng chợ này có thể không phải nguồn gốc dịch bệnh, mà là nơi virus phát tán.

Các nhà khoa học Trung Quốc hồi tháng 2 năm ngoái khẳng định dịch COVID-19 không bắt nguồn từ chợ hải sản Hoa Nam mà là do một "bệnh nhân số 0" đã mang virus tới đây, sau đó, khu chợ đông đúc với điều kiện vệ sinh kém này đã trở thành môi trường thuận lợi để SARS-CoV-2 lây lan.

Cộng đồng quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc cho điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch từ giữa năm 2020. Theo kế hoạch, nhóm chuyên gia WHO đáng lẽ đã đến Trung Quốc từ đầu tháng 1, tuy nhiên, nhà chức trách Trung Quốc lại chặn phái đoàn với lý do visa các thành viên chưa được phê duyệt.

P. V

Tin cùng chuyên mục

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Italia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi chào xã giao Giáo hoàng Leo XIV tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp, Giáo hoàng cho biết dù mới đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Tòa thánh chưa lâu nhưng ông đã được thông tin đầy đủ về tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên thời gian qua.
Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

(PNTĐ) - Tại Nhật Bản, những ngôi nhà từng xảy ra án mạng, tự tử hoặc những cái chết cô độc, không ai phát hiện trong thời gian dài, thường được gọi là “jiko bukken”, hay còn được hiểu là “bất động sản không may mắn”. Trước đây, loại bất động sản này gần như không có người hỏi mua hoặc thuê do bị xem là mang điềm gở. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng căng thẳng, xu hướng này đang dần thay đổi.