Hàng ngàn bé gái trở thành "cô dâu 8 tuổi" do COVID-19

Chia sẻ

Đại dịch COVID-19 không chỉ gây ra nhiều thiệt hại về nhân mạng và kinh tế. Nó còn gây ra một hệ luỵ xã hội khác đó là khiến hàng ngàn bé gái phải mặc áo cô dâu khi tuổi đời còn rất nhỏ, đặc biệt là ở hai nước Ấn Độ và Pakistan.

Manju, cô gái 17 tuổi hiện đang sinh sống trong một ngôi làng nhỏ thuộc miền Bắc Ấn Độ đang tìm cách giải thoát cho chị gái mình - Babli khỏi cuộc sống vợ chồng ngột ngạt. Với cô gái 17 tuổi này thì đây cũng là cách tốt nhất để giúp chính mình không phải rơi vào tình huống tương tự. Mặc dù chưa hề sẵn sàng thực hiện vai trò làm vợ nhưng chị gái của Manju đã sớm trở thành “gái có chồng” khi chỉ mới 8 tuổi. Manju cho biết cô cũng đã đính hôn khi chưa kịp tròn 12 tuổi, cô nói: “Ngay sau khi chị gái tôi về nhà chồng thì cũng là lúc bố mẹ tôi nhắc rằng, sẽ sớm đến lượt tôi”.

: Có những cuộc hôn nhân ép buộc ở Ấn Độ mà cô dâu là những bé gái chỉ mới 8 tuổi.Có những cuộc hôn nhân ép buộc ở Ấn Độ mà cô dâu là những bé gái chỉ mới 8 tuổi.

Bố của 2 cô gái này vốn là một đầu bếp với thu nhập khoảng 250 USD/tháng (khoảng 6 triệu đồng). Khi đại dịch ập đến, ông đã phải nghỉ ở nhà để tránh dịch theo quy định của chính phủ Ấn Độ áp dụng biện pháp phong tỏa hồi tháng 3/2020. Gia đình này kể từ lúc đó đã hoàn toàn rơi vào cảnh túng quẫn khi phải chi tiêu cả những đồng tiền dành dụm cũng như bán sữa để có thêm chút thu nhập nhằm duy trì sự sống của cả nhà.

Trong suốt thời gian bị phong tỏa, bố mẹ của Manju liên tục bàn bạc về đám cưới cho cô con gái thứ 2 của mình nhưng không thể thực hiện được do không có đủ tiền làm đám cưới. Tuy nhiên, khi bố cô bắt đầu quay trở lại làm việc từ tháng 1/2021 thì việc cưới hỏi của cô lại bắt đầu được “tái khởi động”.

COVID-19 và đói nghèo đã khiến hàng triệu bé gái phải bỏ học để lấy chồng sớm.COVID-19 và đói nghèo đã khiến hàng triệu bé gái phải bỏ học để lấy chồng sớm.

Manju kể: “Tôi đã phải nhắc lại nhiều lần với bố mẹ mình rằng, tôi còn đang muốn được đi học và sau này sẽ trở thành cảnh sát”. Cô gái còn khẳng định sẽ hủy bỏ lễ đính hôn của chính mình ngay khi có cơ hội.

Nghiên cứu viên thuộc lĩnh vực kết hôn trẻ em tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc Đại học Jawaharlal Nehru, Pintu Paul cho biết, hôn nhân ép buộc là một vấn đề rất nan giải ở Ấn Độ, vấn đề này còn đặc biệt trở nên trầm trọng hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, khi có hàng triệu người thất nghiệp đang phải sống lay lắt mỗi ngày. Ông cho hay “Những gia đình nghèo khó thường tìm cách gả bán con gái mình nhằm giúp giảm bớt áp lực về kinh tế đang nè nặng lên vai họ. Không chỉ vậy, trẻ em gái chính là đối tượng dễ bị buộc phải nghỉ học nhất”.

Độ tuổi hợp pháp tối thiểu để được phép kết hôn ở quốc gia Nam Á này là là 18 cho nữ và 21 cho nam. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) thì năm 2018, đã có tới 27% trẻ em gái ở Ấn Độ đã trở thành cô dâu trước khi kịp bước sang tuổi 18.

Trẻ em gái ở Pakistan phải đối mặt với vấn đề kết hôn sớm xảy ra liên tục trong thời gian COVID-19.Trẻ em gái ở Pakistan phải đối mặt với vấn đề kết hôn sớm xảy ra liên tục trong thời gian COVID-19.

Truyền thông địa phương cũng tiết lộ rằng, các trung tâm tiếp nhận cuộc gọi báo cáo tình hình trẻ em Ấn Độ (CIF) đã phải can thiệp tới hơn 2.584 trường hợp cần hỗ trợ liên quan đến kết hôn trẻ em ngay trong 3 tháng đầu tiên khi đất nước này thực hiện lệnh phong tỏa.

Tương tự như Ấn Độ, ở Pakistan, gần đây, cảnh sát đã phải ra lệnh điều tra một quan chức nhà nước cấp tỉnh bị cáo buộc kết hôn cùng một cô bé 14 tuổi trong khi độ tuổi kết hôn ở đất nước này là 16 cho con gái và 18 cho con trai.

Điều phối viên cho tổ chức phi chính phủ Blue Veins hoạt động tại khu vực phía Bắc Pakistan, Qamar Naseem cho rằng tình trạng kết hôn sớm và bạo lực với phụ nữ là những vấn đề nhức nhối ở đây. Ông cũng nhận thấy các vụ kết hôn sớm gia tăng đáng kể khi nhiều thanh niên bị mất việc làm do tác động của COVID-19 đã trở về quê và lấy vợ.

Cô Hadiqa Bashir - nhà hoạt động xã hội tích cực bảo vệ trẻ em gái nhận định, chính cô đã chứng kiến tới hơn 30 đám cưới được tổ chức trong thời điểm giãn cách xã hội và cô dâu không ai khác là những cô bé chưa đủ tuổi kết hôn. “Thậm chí còn có cả trường hợp một bé gái 8 tuổi đã phải lấy một người đàn ông 35 tuổi làm chồng chỉ vì bố cô bé quá nghèo không có đủ tiền nuôi cô và gia đình", cô Bashir kể.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp pháp luật cho người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc

Giải đáp pháp luật cho người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc

(PNTĐ) - Sáng ngày 6/7/2025, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc và Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội tổ chức phổ biến, giải đáp pháp luật cho người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Hàn Quốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 5/7 (theo giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hoà Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7/2025, theo lời mời của Tổng thống Cộng hoà Liên bang Brazil Lula da Silva.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (4/7/1776 - 4/7/2025) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2025), ngày 4/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi các điện mừng tới Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.
Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

(PNTĐ) - Ngày 3/7 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước từ ngày 4/7 nêu rõ mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của từng nước khi vào thị trường Mỹ.