Không nên tiêm trộn vắc-xin Covid-19?

Chia sẻ

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia không nên tiêm trộn các loại vắc-xin khác nhau khi dữ liệu khoa học chứng minh hiệu quả của việc tiêm trộn các loại vắc-xin còn rất “mờ nhạt”.

Trưởng nhóm khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Soumya Swaminathan cảnh báo việc tiêm trộn các loại vắc-xin Covid-19 có thể là một “sự mạo hiểm” do chưa có các báo cáo chính xác về tác động tới sức khỏe. “Đây là xu hướng có phần nguy hiểm do chúng ta đang ở trong vùng trống dữ liệu và bằng chứng về việc tiêm trộn lẫn”, bà Soumya Swaminathan cho biết.

Tuy nhiên, các chuyên gia đến từ Canada lại cho rằng việc tiêm kết hợp vắc-xin theo hướng dẫn của cơ quan y tế là an toàn và hiệu quả. Reuters đưa tin, hồi tháng 6, Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược (SAGE) của WHO từng khẳng định có thể sử dụng vắc-xin Pfizer làm liều thứ hai sau khi tiêm liều thứ nhất của AstraZeneca - nếu không thể tiêm liều vắc-xin thứ hai của AstraZeneca do vấn đề nguồn cung hoặc các lo ngại khác.

Về tình trạng tích trữ vắc-xin, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng kêu gọi các nước không vội vàng đặt hàng và triển khai tiêm mũi vắc-xin tăng cường cho người đã tiêm đủ hai mũi trước đó do nhiều nước khác vẫn đang trong tình trạng khan hiếm vắc-xin nghiêm trọng.

Nhân viên y tế tiêm mũi vaccine Pfizer cho một phụ nữ ở thủ đô Paris, Pháp.Nhân viên y tế tiêm mũi vaccine Pfizer cho một phụ nữ ở thủ đô Paris, Pháp.

“Hiện đang xuất hiện tình trạng các nước giàu đặt thêm hàng triệu liều vắc-xin tăng cường trong khi các quốc gia khác không có đủ vắc-xin cho lực lượng tuyến đầu. Chúng tôi kêu gọi dốc toàn lực cho Covax, nhóm phụ trách nguồn cung vắc-xin cho châu Phi, các nước có thu nhập thấp và trung bình có tỷ lệ tiêm chủng thấp”, người đứng đầu WHO kêu gọi.

Trong một diễn biến liên quan, Covax cho biết đã ký thành công hai thỏa thuận đặt hàng vắc-xin với hai nhà sản xuất Sinpharm và Sinovac của Trung Quốc nhằm cung cấp thêm 550 triệu liều vắc-xin cho các nước nghèo.

Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, tiến sĩ Anthony Fauci gọi biến thể Delta là “chủng nguy hiểm hàng đầu của vi-rút SARS-CoV-2”. Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins chỉ ra rằng, ít nhất 5 bang bao gồm Florida, Louisiana, Arkansas, Missouri và Nevada đã ghi nhận làn sóng nhiễm mới tăng trở lại. Tiến sĩ Fauci tỏ ra quan ngại trước việc vẫn còn số lượng lớn người dân Mỹ thờ ơ với tiêm chủng. Dữ liệu cho thấy 99% số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ trong tháng 6 nằm trong nhóm chưa tiêm chủng. 55,3% người Mỹ đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin, trong đó có 47,8% dân số đã hoàn thành chương trình tiêm chủng với 2 mũi tiêm.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.