Việt Nam đảm bảo công bằng giữa các cộng đồng tôn giáo

Chia sẻ

Trước việc Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)”, và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2021, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thẳng thắn lên tiếng bác bỏ các cáo buộc vô căn cứ này.

Cáo buộc thiếu khách quan

Mặc dù không thể đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào nhưng USCIRF vẫn đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC)”. Danh sách này gồm 15 nước, 10 nước đã được Chính phủ Hoa Kỳ phê duyệt, trong đó có Việt Nam. Tổ chức này còn trắng trợn tuyên bố Việt Nam “đã có sự phân biệt đối xử giữa các cộng đồng tôn giáo” và cho rằng, Việt Nam tiếp tục “sử dụng hình thức trừng phạt nặng nề và bỏ tù các “tù nhân lương tâm” trong khi Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ khái niệm “tù nhân lương tâm” và khẳng định thực tế đây là những cá nhân đã vi phạm nghiêm trọng pháp luật của Việt Nam. Chưa hết, USCIRF còn khuyến nghị Chính phủ Hoa Kỳ áp đặt một thỏa thuận mang tính ràng buộc mới đối với Việt Nam nhằm cải thiện tình hình tự do tôn giáo.

Với những luận điệu tương tự, Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2021 cũng cho rằng “Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký và theo dõi. Các nhóm tôn giáo phải được phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước kiểm soát”. Chưa hết, báo cáo này còn xuyên tạc công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam khi nói Việt Nam đã sử dụng các biện pháp “hà khắc” như “sử dụng vũ lực quá mức để cưỡng chế người dân xét nghiệm Covid-19 hay đi cách ly bắt buộc, ép buộc thi hành lệnh phong tỏa”.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về công tác nhân quyền, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao nhưng các đối tượng, tổ chức phản động, chống đối vẫn sử dụng nhân quyền như một lá bài nhằm xuyên tạc về mọi mặt đời sống ở Việt Nam như không bảo vệ quyền trẻ em, vi phạm quyền của đồng bào dân tộc thiểu số, quyền của người khuyết tật…

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tôn giáo				Ảnh: BNGNgười phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đảm bảo tự do tôn giáo  Ảnh: BNG

Cộng đồng quốc tế ghi nhận nỗ lực bảo vệ nhân quyền của Việt Nam

Ngày 28/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức lên tiếng về sự việc này. Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người dân. Bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này thời gian vừa qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết: “Việt Nam ghi nhận Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu bật các bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên, bản Báo cáo vẫn còn một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin hoàn toàn không chính xác và chưa được kiểm chứng thực tế ở Việt Nam”.

Theo đó, để giải quyết dứt điểm những hiểu lầm không đáng có này, phía Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về những vấn đề còn khác biệt. Tuy nhiên, tất cả cần phải dựa trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, sự cởi mở và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết và đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.

Bình luận về các hoạt động tôn giáo của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ, thực tế hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là minh chứng rõ ràng về hiệu quả của các chính sách nhất quán và đúng đắn mà Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn ưu tiên là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của các công dân; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.

“Tuy nhiên, cũng như các nước khác, Việt Nam không chấp nhận việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước hay kích động bạo lực, chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác hoặc cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Chính sách đó luôn được Nhà nước Việt Nam khẳng định và thực hiện nhất quán” - bà Lê Thị Thu Hằng nói.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.