Việt Nam nhận tin vui từ Pfizer

Chia sẻ

Việt Nam được quyền sản xuất thuốc uống điều trị COVID-19 giá rẻ của hãng dược phẩm Pfizer. Tại Việt Nam, Stellapharm là đơn vị duy nhất được nhượng quyền trong sản xuất thuốc điều trị COVID-19 của Pfizer.

Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia trên thế giới đạt thỏa thuận sản xuất loại thuốc trên. Các quốc gia còn lại là Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, Brazil, Cộng hòa Dominica, Jordan, Israel, Mexico, Pakistan, Serbia và Hàn Quốc.

Pfizer sẽ không nhận tiền bản quyền từ việc bán Nirmatrelvir cho những đơn vị được tái cấp phép của MPP trong bối cảnh COVID-19 vẫn được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại là Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, rất cần sự quan tâm của quốc tế.

Theo thỏa thuận trên, các doanh nghiệp sẽ sản xuất thuốc Paxlovid hoặc các thành phần hoạt tính. Cụ thể, 6 doanh nghiệp sẽ sản xuất thành phần chính của thuốc, 9 công ty sẽ sản xuất thuốc thành phẩm trong khi những công ty còn lại sẽ thực hiện cả hai quy trình.

Paxlovid là thuốc kháng virus dạng uống có khả năng giảm khoảng 90% tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.Paxlovid là thuốc kháng virus dạng uống có khả năng giảm khoảng 90% tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Pfizer cho biết, hoạt động bán hàng cho các nước có mức thu nhập thấp sẽ tiếp tục được miễn phí bản quyền kể cả sau đại dịch. Các nước có mức thu nhập trung bình thấp và các nước có mức thu nhập trung bình cao sẽ phải chịu 5% phí bản quyền đối với hoạt động bán hàng ở các lĩnh vực công và 10% phí bản quyền cho hoạt động bán hàng ở các lĩnh vực tư nhân.

“Những cơ sở sản xuất đã được MPP tái cấp phép và các cơ sở sản xuất bổ sung để sản xuất thuốc điều trị COVID-19 mà MPP sẽ cấp phép đóng vai trò quan trọng. Đây là giải pháp đảm bảo mọi người ở khắp nơi, đặc biệt là người sống ở những vùng nghèo nhất trên thế giới, được tiếp cận công bằng với liệu pháp điều trị bằng đường uống chống lại COVID-19"- ông Albert Bourla, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Pfizer cho biết.

Mới đây, Pfizer thông báo có kế hoạch sản xuất ít nhất 120 triệu liệu trình thuốc uống điều trị COVID-19 trong năm nay. Con số này thấp hơn nhiều so với mức ước tính của hãng về thị trường thuốc kháng virus cho 250 triệu người trên toàn cầu vào năm 2022.

Theo một quan chức tại tổ chức Global Fund, Pfizer cũng dự kiến cung cấp khoảng 10 triệu liệu trình điều trị thuốc Paxlovid cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình.

MPP là cơ quan do Liên hợp quốc tài trợ, chuyên cung cấp những cơ chế bổ sung như tài chính và các chương trình mua thuốc, giúp tăng khả năng tiếp cận với thuốc điều trị.

Paxlovid là thuốc kháng virus dạng uống điều trị COVID-19, chứa hai thành phần thuốc Nirmatrelvir và Ritonavir. Chế phẩm này dự kiến là công cụ quan trọng trong công tác phòng chống COVID-19, sau khi kết quả một cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc giảm khoảng 90% tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

NGỌC HÀ (SputnikNews)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 5/7 (theo giờ địa phương, tức chiều cùng ngày theo giờ Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thành phố Rio de Janeiro, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và hoạt động song phương tại Cộng hoà Liên bang Brazil từ ngày 4-8/7/2025, theo lời mời của Tổng thống Cộng hoà Liên bang Brazil Lula da Silva.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Hoa Kỳ

(PNTĐ) - Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 249 Quốc khánh Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (4/7/1776 - 4/7/2025) và 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (12/7/1995 - 12/7/2025), ngày 4/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi các điện mừng tới Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Donald Trump.
Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

Mỹ sẽ gửi thư thông báo thuế quan từ 4/7

(PNTĐ) - Ngày 3/7 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước từ ngày 4/7 nêu rõ mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của từng nước khi vào thị trường Mỹ.