Việt Nam tăng đầu tư ra nước ngoài

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã đầu tư gần 395,8 triệu USD ra nước ngoài. Trong số 24 nước nhận đầu tư của Việt Nam, Lào là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 66,42 triệu USD.

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ghi nhận, chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra 24 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số đó, Lào là quốc gia thu hút đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam với 4 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh vốn. Tổng vốn đầu tư đăng ký tại Lào đạt 66,42 triệu USD, chiếm 16,8% tổng vốn đầu tư.

Việt Nam tăng đầu tư ra nước ngoài - ảnh 1

Singapore là nước xếp thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 41,5 triệu USD, chiếm gần 10,5% tổng vốn đầu tư. Lần lượt ở các vị trí tiếp theo là Hoa Kỳ, Đức, Hà Lan. Lũy kế đến ngày 20/8, Việt Nam có 1.579 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 21,6 tỉ USD. Trong số đó có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng số vốn gần 11,6 tỉ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư cả nước. Các ngành chủ lực mà Việt Nam đầu tư ở nước ngoài là khai khoáng (32,2%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,9%).

Cũng trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 395,8 triệu USD. Có 75 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký hơn 344,8 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần so với cùng kỳ.

Đặc biệt, 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án Công ty cổ phần giải pháp năng lượng Vines đầu tư sang các quốc gia lớn gồm Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án trên 34,68 triệu USD đã khiến vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thêm 15 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm trên 50,9 triệu USD, bằng 12% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện có tất cả 13 ngành được các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Trong số 13 ngành đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với 10 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư trên 218,4 triệu USD, chiếm 55,2% tổng vốn đầu tư.

Xếp thứ hai là mảng tài chính ngân hàng, bảo hiểm với 4 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư trên 35,3 triệu USD, chiếm 8,9%. Các ngành khác như khai khoáng; bán buôn, bán lẻ; nông, lâm nghiệp, thủy sản… lần lượt giữ vị trí tiếp theo.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Italia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi chào xã giao Giáo hoàng Leo XIV tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp, Giáo hoàng cho biết dù mới đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Tòa thánh chưa lâu nhưng ông đã được thông tin đầy đủ về tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên thời gian qua.
Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

(PNTĐ) - Tại Nhật Bản, những ngôi nhà từng xảy ra án mạng, tự tử hoặc những cái chết cô độc, không ai phát hiện trong thời gian dài, thường được gọi là “jiko bukken”, hay còn được hiểu là “bất động sản không may mắn”. Trước đây, loại bất động sản này gần như không có người hỏi mua hoặc thuê do bị xem là mang điềm gở. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng căng thẳng, xu hướng này đang dần thay đổi.