80 tuổi, ông tôi thay bố bảo ban các em

Thái Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tháng trước, cụ nội tôi qua đời ở tuổi 97. Ông nội tôi-con trai cả của cụ 80 tuổi. Các em của ông, người ít tuổi nhất cũng đã 70 tuổi.

Nhiều người bảo đại gia đình của tôi có hồng phúc, vì trong nhà có nhiều người sống thọ. Hiếm khi nào các con bước vào tuổi xưa nay hiếm mà vẫn còn bố để trông lên. Anh em tóc đã bạc nhưng vẫn còn đủ cả.

Buổi sáng hôm cụ tôi mất, cụ vẫn còn rất tỉnh táo. Cụ ăn hết một bát cháo nhỏ, còn chầm chậm ra ban công tập thể dục dưỡng sinh. Thế rồi đến trưa, tự nhiên cụ bảo thấy trong người không được khỏe, chắc là khó sống qua hôm nay nên bảo ông tôi gọi các con cháu đến cho cụ gặp mặt. Lúc đó, cả nhà tôi vẫn nghĩ cụ nói đùa vậy thôi, chứ ai mà biết trước mình sẽ ra đi lúc nào. 

Thế rồi bố tôi gọi cho các em của ông tới. Trộm vía các ông bà trẻ tuy tuổi cao nhưng vẫn còn minh mẫn, đi lại được. Cụ tôi nằm trên giường, nhìn hết một lượt các con rồi gật đầu hài lòng. Rồi cụ đếm các cháu nội ngoại thì còn thiếu hai đứa cháu. Đó là các em họ của tôi, hiện đang du học ở Mỹ. Cụ bảo, cụ muốn gặp đủ các cháu thì mới an tâm đi được. Lúc đó, Mỹ đang là buổi sáng sớm nên các em tôi vẫn ngủ, gọi điện đều không nghe. Cụ tôi bảo vậy cụ sẽ đợi khi nào gọi được cho các cháu thì cụ mới đi. 

80 tuổi, ông tôi thay bố bảo ban các em - ảnh 1
Ảnh minh họa

Mấy tiếng sau, bố tôi đã gọi điện được cho các cháu ở xa. Bố tôi gọi video rồi đưa điện thoại cho cụ nhìn cháu qua màn hình. Cụ lúc này đã yếu, nói không được mấy, nhưng khi thấy các cháu, cụ cố gắng nhướn mày lên để chào. Em họ tôi từ đầu dây bên kia sụt sùi hứa với cụ: “Cháu hứa với cụ sẽ học hành nên người, sống lương thiện, trung thực”. Nghe được câu đó, cụ tôi hài lòng mãn nguyện, đồng ý cho tắt điện thoại.

Lúc đó, những con cháu ở gần đều đã có mặt đông đủ bên cụ. Cụ tôi lúc này mới dặn dò chung các con. Cụ bảo ông tôi khi không còn bố nữa thì ông là anh cả phải thay bố đoàn kết, bảo ban các em. Còn các em thì phải nghe theo sự sắp đặt của anh cả. Rồi cụ cũng nói các cháu nội, ngoại sau này lớn lên, dù có là ai thì cũng không được quên đại gia đình của mình. Nói xong thì cụ tôi “đi”, nhẹ nhàng như một ông tiên.

Cả nhà tôi cố gắng không quá đau buồn vì hiểu đó là quy luật của cuộc sống. Cụ tôi mất rồi, ở tuổi 80 tuổi, ông tôi từ nay có thêm trọng trách mới là thay bố bảo ban, đoàn kết các em, con, cháu. 

Với cụ tôi, ở tuổi nào cũng vậy, không bao giờ là quá già để tiếp nối truyền thống gia đình. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.