Bí quyết chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả thời bão giá

QUỲNH NHƯ (tổng hợp)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Biết cách chi tiêu gia đình tiết kiệm, hợp lý không chỉ giúp cuộc sống cả gia đình được ổn định mà các dự định trong tương lai cũng sẽ dễ dàng đạt được. Tuần san Đời sống gia đình chia sẻ tới độc giả một số cách để tiết kiệm hiệu quả.

Đặt ra các kế hoạch, dự định

Khi có gia đình, bạn sẽ luôn đứng trước các dự định, kế hoạch trong tương lai. Tài chính ổn định, con cái sẽ được học trong môi trường giáo dục tốt, cuộc sống sung túc, tiện nghi… là những mục tiêu cần quan tâm. 

Tất cả những mục tiêu này cần được vạch ra để chúng ta biết cách quản lý tài chính và chi tiêu hiệu quả trong gia đình, từ đó lên kế hoạch cho tương lai. Bên cạnh đó, bạn có thể để ra một khoản để đầu tư nhằm gia tăng thu nhập cho bản thân. 

Chỉ mua đồ khi thực sự cần thiết

Đầu tiên, bạn cần biết cách tiết kiệm để có một quỹ dự trữ trong gia đình. Không nên “vung tay quá trán” nếu thực sự không cần thiết. Trước khi chi tiêu bất cứ khoản nào, hãy tự hỏi bản thân là món đồ đó có thực sự quan trọng, sử dụng lâu dài hay chỉ là sở thích trước mắt? Việc đặt câu hỏi giúp bạn không hoang phí trong tiêu pha. 

Các gia đình trẻ luôn có thói quen không tốt là khi có tiền thì không lo tiết kiệm, lúc hết tiền mới vội vàng tính toán. Tùy vào mức độ thu nhập, nhu cầu của bạn như thế nào để đề ra cách chi tiêu hợp lý nhất. Cụ thể, hãy mua đồ khi thực sự cần thiết, liệt kê những thứ cần mua, cân nhắc ngân sách để tránh trường hợp mua về những sản phẩm không dùng tới. 

Bí quyết chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả thời bão giá - ảnh 1
Ảnh minh họa

Bạn có thể săn sale để mua sản phẩm mình thích, đồ dùng cần thiết trong gia đình, điều này giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, bạn hãy cảnh giác với những chiêu đánh lừa của người bán như tăng giá cao lên rồi giảm giá, hoặc mua hàng kém chất lượng, đặc biệt không nên săn hàng cận date gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả nhà nhất là con trẻ… 

Chia nhỏ quỹ tiết kiệm

Hãy gửi tiết kiệm thay vì để nhiều tiền trong ví hoặc tài khoản cá nhân. Vì tâm lý khi có tiền sẵn trong tầm tay sẽ khiến bạn mua sắm “thả ga” hoặc để bản thân tự do mua sắm theo sở thích. 

Bên cạnh đó, bạn hãy ghi chép tất cả các khoản chi tiêu ra cuốn sổ nhỏ và kiểm kê theo tuần, theo tháng để nắm được mình đã mua gì, có vượt định mức ra hay không? Từ đó, bạn đưa ra các biện pháp tài chính để cân đối với mức hợp lý cho gia đình. 

Thực hiện quy tắc 6 chiếc lọ 
Quy tắc chi tiêu gia đình tiết kiệm này được các chuyên gia và nhiều gia đình đánh giá là vô cùng hiệu quả, giúp gia đình bạn sống ổn định, dễ dàng đáp ứng tất cả các vấn đề tài chính.

Bí quyết chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả thời bão giá - ảnh 2

Chiếc lọ 1 – Nhu cầu thiết yếu: 55%. Đây là những khoản chi tiêu cơ bản, sử dụng hàng ngày và cố định trong tháng, bao gồm: Ăn uống, đi lại, thuê nhà, điện nước, các hóa đơn tiện ích… Đây là các chi phí bắt buộc để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống của cả gia đình. Bạn hãy trích 55% thu nhập và sử dụng đúng số tiền này chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu. 

Chiếc lọ 2 – Giáo dục: 10% nhằm đáp ứng việc học tập của con và các khoản liên quan đến chi phí phát triển sự nghiệp bản thân bạn. Nó bao gồm học phí, mua sách, học thêm, làm bánh…

Chiếc lọ 3 - Hưởng thụ: 10% dành cho việc tự thưởng cho bản thân và người nhà như món ăn yêu thích, quần áo, son phấn… Điều này giúp cuộc sống của bạn thú vị hơn.

Chiếc lọ 4 - Tự do tài chính: 10%. Đây là khoản tiền mà bạn có thể sử dụng để đầu tư làm ăn… Điều này giúp bạn có một khoản nhỏ để xoay xở trong tháng mà không phụ thuộc vào tài chính của chồng hay của gia đình. 

Chiếc lọ 5 - Tiết kiệm dài hạn: 10%. Dành 10% thu nhập để tiết kiệm dài hạn là số tiền dùng cho tương lai với mục tiêu đã được lên kế hoạch từ trước như mua nhà, mua xe, chuyến du lịch của cả gia đình… hay những trường hợp bất ngờ ập đến như ốm đau, bệnh tật… 

Chiếc lọ 6 - Giúp đỡ người khác: 5%. Bạn có thể sử dụng khoản tiền này để giúp đỡ người khác, hoặc đối nội đối ngoại, biếu tặng bố mẹ hai bên…

Nhìn chung, gia đình nào cũng có danh mục chi tiêu như nhau, nhưng ngân sách cho mỗi mục là khác nhau. Mức chi tiêu cho những khoản như học tập, giải trí cũng phản ánh rõ mức sống của gia đình đó. Những gia đình có điều kiện tốt hơn thường cho con học hành ở môi trường tốt, đi du lịch nhiều hơn, trong khi các gia đình có điều kiện sống vừa đủ thì sẽ chỉ dành một khoản nhỏ cho các hoạt động này. Tuy nhiên, dù ở mức sống nào, thì việc cân đối chi tiêu vẫn rất cần thiết để có một cuộc sống ổn định. Do đó, hãy xác định rõ những thứ quan trọng, lợi ích lâu dài để mua và nên có một quỹ dự phòng thông minh để cuộc sống “suôn sẻ” như ý muốn.

Tin cùng chuyên mục

Tự chủ là sống có trách nhiệm

Tự chủ là sống có trách nhiệm

(PNTĐ) - Trung ương Hội LHPN Việt Nam xác định nội hàm của người phụ nữ thời đại mới hiện nay là Tri thức - Đạo đức - Sức khỏe - Trách nhiệm. Trong đó, riêng yếu tố “Trách nhiệm” được làm rõ, không phải là trách nhiệm chung chung, mà là trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. Người phụ nữ hiện đại có định hướng bản thân và tự lập thì trước hết phải có trách nhiệm với mình.
Để phụ nữ hiện đại tỏa sáng thời công nghệ số

Để phụ nữ hiện đại tỏa sáng thời công nghệ số

(PNTĐ) - Chủ đề toàn cầu của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay là “DigitALL: Đổi mới và công nghệ vì bình đẳng giới” và hưởng ứng chủ đề ưu tiên của Khóa họp lần thứ 67 của Ủy ban Địa vị Phụ nữ của Liên hợp quốc (CSW67) “Đổi mới, công nghệ và giáo dục trong thời đại kỹ thuật số để đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái”. Điều này cho thấy chuyển đổi số với tiềm năng lớn, được tin rằng sẽ trở thành một “động lực thay đổi” quan trọng đối với bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ.
Một giấc mộng dài

Một giấc mộng dài

(PNTĐ) - Suốt mấy năm nay, chưa ngày nào Thùy thôi nhớ về người ấy. Một mối quan hệ không thể gọi thành tên, mà sao lúc nào cũng làm cô day dứt, khát khao được một lần quay trở lại.