Cảm ơn vì bố đã về với gia đình

Chia sẻ

Hôm đó đã quá giờ ăn gần 1 tiếng mà bố tôi vẫn chưa đi làm về. Mẹ tôi sốt ruột, cứ đi ra đi vào. Gọi điện cho bố thì điện thoại tắt.

Mẹ tôi lẩm bẩm: Cơm nước xong xuôi, không về mà ăn cho nóng, giờ này bố chúng bay còn đi đâu thế không biết?

Chúng tôi trấn an mẹ: Mẹ cứ an tâm, tý nữa bố khắc về.

Hơn nửa tiếng sau, bố tôi vẫn chưa về. Lúc này mẹ đã bồn chồn lắm. Mẹ giục tôi:

- Con My thử gọi lại cho bố xem sao. Có khi điện thoại của mẹ hỏng nên không gọi được chăng.

Tôi gắt mẹ:

- Điện thoại bố tắt thì con hay mẹ đều không gọi được.

- Vậy thì hai đứa thử đạp xe loanh quanh xem có thấy bố không. Bình thường, bố mày hay chở khách dọc đường ra xóm 1 đó - mẹ tôi gợi ý.

Bố tôi là công nhân về hưu. Hai năm nay, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, bố bắt đầu chạy xe ôm. Dịch dã khiến việc chạy chợ của mẹ không được tốt nên bố muốn phụ mẹ kiếm thêm chút tiền để nuôi gia đình.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Tôi và chị mỗi đứa đang ôm một cuốn truyện tranh nên tất nhiên không muốn làm theo lời mẹ. Vì thế, tôi đáp:

- Ôi, trái đất rộng bao la như thế này biết tìm bố ở đâu. Mấy mẹ con mình cứ ăn cơm trước đi. Tý về bố ăn sau.

- Cha bố chúng bay. Bố mày chưa về thì không đứa nào được ăn hết. Mẹ đang lo không biết bố có sao không, chúng mày cứ tểnh tênh. Con cái kiểu gì vô tâm thế hả.

Bị mẹ mắng, tôi im tịt. Cái đói cũng lặn biến vào trong.

Bỗng nhiên, ở ngoài cửa, có tiếng chân ai sầm sập chạy vào nhà tôi.

- Bác Loan, bác Loan. Bác trai đã đi làm về chưa ạ. Lúc nãy đi ngang qua chợ gạch, cháu thấy có vụ tai nạn giao thông. Người bị nạn nghe nói nặng lắm, đã được đưa đi viện luôn rồi. Cháu thấy trên đường có một đôi dép nhựa tím, trông giống của bác trai lắm.

Ba mẹ con tôi nghe đến đây thì rụng rời tay chân. Cái đôi dép tổ ong tím, là “đặc sản” của riêng bố tôi. Đôi dép bị rách quai, bố dùng dây đan lại chứ không vứt đi nên trong xóm ai cũng buồn cười. Giờ, bố chưa về, mà đôi dép lại nằm ở hiện trường vụ tai nạn thì… rõ là tin xấu rồi.

Mẹ tôi òa khóc, vội ôm lấy chị hàng xóm hỏi thêm:

- Thế cháu có thấy đặc điểm nhận dạng gì khác không?

- Cháu thấy có cái mũ bảo hiểm màu đỏ nhưng đã bị dập vỡ nát bét nữa ạ.

- Ôi trời ơi, ông ơi, sao ông lại bỏ mẹ con tôi vậy - nghe kể thêm về cái mũ bảo hiểm màu đỏ thì mẹ tôi tin chắc người bị nạn chính là bố. Rồi mẹ luống cuống bảo tôi sang gọi bác hàng xóm nhờ đèo lên khu chợ gạch. Khu chợ nằm cách nhà tôi gần 10km, có cái cửa hàng bán gạch ở ngoài cổng nên người dân thường gọi là chợ gạch.

Nhà tôi chỉ có một chiếc xe máy duy nhất đã để bố dùng đi làm. Vì thế, muốn đến chợ, chẳng có cách nào khác là phải tìm người đèo.

Tôi và chị lúc này cũng thấy chân tay mình run bắn. Riêng tôi còn thấy ân hận nữa. Chẳng là chiều qua, tôi bị bố mắng vì không dọn dẹp nhà cửa. Lúc đó, tôi đã thầm ước giá như bố cứ đi làm luôn không về nữa thì có phải tốt hơn không? Thực sự đó chỉ là lời ước lúc giận dỗi bố thôi, tôi không nghĩ nó lại linh nghiệm vậy. Lẽ nào, vì tôi mà bố gặp nạn. Tôi thầm cầu trời nếu có gì sai, ông Trời cứ trừng trị tôi mà tha cho bố.

Rất nhanh sau đó, bác hàng xóm đã phóng xe máy đến. Mẹ tôi khóc ngất, mãi mới đứng dậy, lết về phía chiếc xe máy trong sự trấn an của mọi người. Chiếc xe chuẩn bị phóng đi thì đột nhiên, từ đầu ngõ, có một chiếc xe máy khác vô cùng quen thuộc đi tới. Người lái xe ấy đầu đội một chiếc mũ đỏ, chân đi dép lê. Trời tối không thể nhìn rõ đôi dép màu gì, nhưng chỉ thế thôi, tôi đã biết chắc đó là bố.

- Ôi trời ơi, bố đã về - tôi hét lên

Tất cả mọi người đồng loạt hướng về phía bố rồi vỗ tay rầm rầm. Bố tôi dừng xe trước cổng nhà, ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra:

- Hóa ra anh vẫn ổn. Anh không phải là người bị tai nạn giao thông ở đoạn chợ gạch à. May quá… Hu… hu

- Tai nạn nào? Anh chạy thêm cuốc xe nữa chứ anh có bị tai nạn gì đâu?

- Mẹ tôi ôm chầm lấy bố, tiếp tục khóc to hơn.

Tối đó, chưa bao giờ gia đình tôi có cảm giác vui sướng, hạnh phúc đến thế. Trong bữa cơm, mẹ tôi bảo bố:

- Từ nay, anh đừng cố chạy xe tối nữa nhé. Cứ đúng giờ là anh về nhà để mấy mẹ con yên tâm. Anh mà có mệnh hệ gì là em và con không sống được đâu.

Chúng tôi cũng nói thêm:

- Vâng, cảm ơn bố đã an toàn để trở về với gia đình mình. Nhà mình nghèo cũng được, miễn là có nhau, bố mẹ nhỉ.

THÁI ANH

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề:“Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”. Đây là thông điệp chính thức được Văn phòng Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam công bố và được Bộ Y tế đưa vào Kế hoạch truyền thông dân số nhằm đẩy mạnh nhận thức cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản.
Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội nỗ lực nâng cao chất lượng dân số

(PNTĐ) - Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chú trọng giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số… là những mục tiêu mà Hà Nội nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.
Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Giọt máu đào

Giọt máu đào

(PNTĐ) - Sau đám tang chồng, Oanh vẫn không kìm được nước mắt. Chao ôi, tai nạn chỉ diễn ra trong tíc tắc mà cuộc đời của Oanh và hai đứa trẻ đã bước sang một bước ngoặt khác... Oanh đã từng mong đó chỉ là cơn ác mộng mà khi cô tỉnh dậy, mọi thứ lại trở về như trước...
Khi con biết yêu

Khi con biết yêu

(PNTĐ) - Ngày nghe tin con gái có người yêu, chị Hoa rụng rời tay chân. Trời ơi, con gái chị mới vừa bước qua tuổi 17, hãy còn ăn chưa no, lo chưa tới thì yêu đương nỗi gì. Rồi con chị còn cả một tương lai dài phía trước, nếu dính vào yêu đương thì có ngày lại ăn cơm trước kẻng, rồi thì biết đi đâu về đâu.