Chiếc túi ruột tượng

Huyền Thương
Chia sẻ

(PNTĐ) - Cháu gái được sang Mỹ du học, tin vui ấy khiến cả nhà chộn rộn. Ông ngoại, bố mẹ, các bác đều đăng ký tiễn cháu ra tận sân bay. Chỉ có bà ngoại là không đi được vì bà bị đau hai đầu gối, đi lại trong nhà cà nhắc, cà nhắc.

Trước ngày lên đường, bố mẹ giúp cháu chuẩn bị đồ đạc, đóng gói hành lý. Bà ngoại thì cứ bùi ngùi vì chẳng biết làm gì ngoài việc động viên, chia sẻ, tâm tình với cháu. Hồi trẻ bà chẳng đi làm Nhà nước nên không có lương hưu để cho cháu. Cả nhà cứ động viên bà mãi, bảo bà hy sinh cho gia đình vậy là nhiều rồi. Giờ, bà chỉ cần khỏe mạnh là đã đem lại niềm vui cho cả nhà.

Trong bữa cơm hôm đó, bố mẹ cháu nói chuyện với cháu: “Con đi lần này mang theo nhiều giấy tờ, cả tiền nên phải cẩn thận nhé. Nhất là trên đường đi, phải chú ý tránh bị trộm cắp”. Mẹ cháu còn kể có trường hợp con cô bạn bị mất trộm hết tiền nên sang nước ngoài du học còn chẳng có tiền để sinh hoạt. Lần đầu cháu đi xa, cả nhà đều rất lo lắng.

Chiếc túi ruột tượng - ảnh 1
Ảnh minh họa

Thế rồi ngày cháu lên đường cũng tới. Sáng đó, bà ngoại bỗng đem ra một chiếc túi ruột tượng bằng vải đỏ, trên miệng túi cài khuy. Túi còn có dây vải đeo vào cổ. Thì ra, bà đã giấu cả nhà lấy bộ quần áo còn mới của bà cắt lại rồi khâu tay thành chiếc túi nhỏ. Bà bảo: “Cháu để tiền và các giấy tờ quan trọng vào đây, sau đó bỏ vào trong người. Ngày trước, khi đi buôn thúng bán mẹt, bà cũng đều phải bỏ tiền kiểu này, đảm bảo chưa từng ai lấy trộm được của bà”.

Bây giờ có ai dùng cái túi vải khâu tay ấy đâu. Người ta bán túi chống trộm, túi da, túi vải đẹp lung linh, chỉ cần đặt mua là có. Mẹ cháu cũng chuẩn bị cho cháu một chiếc túi đeo chéo rất đẹp, có thể để đồ quý giá vào đó mà không sợ bị mất. Cháu ban đầu cũng ngần ngừ, ngại dùng cái túi kiểu “cổ lỗ sĩ” đó quá, nhưng rồi, cháu nghĩ lại bà đã phải vất vả khâu túi cho cháu ra sao, bà đã yêu cháu thế nào thì mới làm vậy.

Trước khi lên đường, cháu đã hạnh phúc đeo chiếc túi qua cổ, rồi bỏ vào bên trong áo. Bà thấy vậy thì rưng rưng. Bà ngoại ơi, cháu đi du học đây. Trong hành trang của cháu, đây sẽ là đồ vật quý giá, thân thương nhất. Cháu yêu bà nhiều.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 thể hiện ưu tiên và nội dung trọng tâm của Việt Nam hiện nay, trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất, phát huy năng lực, vai trò, tiềm năng của phụ nữ và nam giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình, thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến, tuy nhiên, phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức, hoặc từ chính quyền địa phương. Việc mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, nhất là huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, địa phương là cần thiết và cấp bách hiện nay.
Thắp lại lửa lòng đã nguội

Thắp lại lửa lòng đã nguội

(PNTĐ) - Rất nhiều lần, bà Tuyết dừng đôi đũa đang nhanh thoăn thoắt xào nấu trên bếp, chỉ để ngó ra ngoài sân và ngắm mãi cảnh ông Ninh đang chơi đùa cùng đàn cháu nội, ngoại. Vừa ngắm, trong thâm tâm bà lại vọng về câu hỏi, mà tựa như ước ao: “Cứ thế này thôi có được không?”
Mảnh ghép cuối đời

Mảnh ghép cuối đời

(PNTĐ) - Đã từng dang dở hạnh phúc vợ chồng, nhưng cả ông và bà vẫn luôn sống vui vẻ, hướng tới ngày mai. Họ đặt niềm tin vào một tình yêu bền chặt cho dù đó là tình yêu ở tuổi xế chiều.