Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế?

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chào Quý Báo. Tôi được biết pháp luật có quy định có một số đối tượng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vậy con không có tên trong di chúc có được thừa kế tài sản của bố mẹ không? Hà Thị Khuyên(Đan Phượng)

Không có tên trong di chúc có được hưởng thừa kế? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời: Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”.

- Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

- Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 năm 2015 quy định người lập di chúc có quyền sau:

“1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

- Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 “1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.

Như vậy, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Về nguyên tắc thì pháp luật sẽ tôn trọng quyền tự do định đoạt của người để lại thừa kế, họ có quyền lập di chúc để di sản của mình cho bất kỳ ai. Việc chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản của người thừa kế là quyền của người lập di chúc. Do đó người lập di chúc có quyền cho con hưởng hoặc không được hưởng di sản của mình. Tuy nhiên, do tính nhân văn của pháp luật nhà nước ta, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của một số người thừa kế theo pháp luật, ở hàng thừa kế thứ nhất, Điều 644 Bộ luật dân sự quy định hạn chế quyền tự do lập di chúc của người có tài sản. Theo đó, quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm 6 đối tượng không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế là:

- Con chưa thành niên;

- Cha;

- Mẹ;

- Vợ;

- Chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Phần di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp những người này không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó. Như vậy, trường hợp người con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động mặc dù bố, mẹ không để lại di chúc thì vẫn sẽ được hưởng phần tài sản của bố, mẹ để lại và được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.          

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

“Giữ lửa” sự thật giữa lằn ranh sinh tử

“Giữ lửa” sự thật giữa lằn ranh sinh tử

(PNTĐ) - Trong những năm gần đây, thế giới liên tiếp chứng kiến các cuộc xung đột khốc liệt, thiên tai thảm khốc và những đại dịch toàn cầu. Trong bức tranh hỗn loạn ấy, có một lực lượng thầm lặng nhưng kiên cường luôn có mặt ở tuyến đầu để ghi lại sự thật, đưa tin một cách trung thực và kịp thời đến công chúng, đó là các nhà báo. Họ không chỉ đơn thuần là những người đưa tin, mà là những chiến binh không vũ khí, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để bảo vệ sự thật.
Những nữ nhà báo tận tâm với nghề

Những nữ nhà báo tận tâm với nghề

(PNTĐ) - Nghề báo luôn nhọc nhằn, vất vả, nhất là đối với phái nữ. Thế nhưng, vượt qua khó khăn, trở ngại, những nữ phóng viên vẫn miệt mài với nghề,  mang đến những tác phẩm báo chí chất lượng. Hãy cùng gặp gỡ  một vài gương mặt trong số họ trong một dịp rất đặc biệt-kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Khi nào tiền cho thuê nhà trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?

Khi nào tiền cho thuê nhà trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng?

(PNTĐ) Câu hỏi: Vợ chồng tôi có 3 căn nhà, 1 căn ở chung còn 2 căn thống nhất chia làm tài sản riêng của mỗi người. Xin hỏi tiền cho thuê nhà phát sinh thu được trong thời kỳ hôn nhân từ các căn nhà là tài sản riêng hay chung?                                                                                    Hoàng Thị Vân (Hoài Đức)
Con ma trên cây thị

Con ma trên cây thị

(PNTĐ) - Ở trong xóm, cách nhà tôi không xa có một ngôi nhà hoang. Đó là một ngôi nhà sập sệ, không có mái, chỉ còn lại bốn bức tường loang lổ vôi vữa và rêu thì bám phủ xanh rì. Xung quanh cỏ dại, cây cối mọc um tùm. Tụi trẻ con trong xóm đứa nào cũng sợ, chẳng dám bén mảng tới. Thằng Vũ nói ngôi nhà này là nơi trú ngụ của một ma nữ.