Kỳ tích công ty triệu đô của cô bé mắc hội chứng Down

Chia sẻ

Không đầu hàng số phận, cô gái mắc hội chứng Down đã làm nên kỳ tích khi sở hữu công ty triệu đô.

“Con sẽ không bỏ cuộc”

Mặc dù Collette DiVitto là CEO của một doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ nhưng con đường dẫn đến thành công của cô chưa bao giờ dễ dàng. Bà Rosemary Alfredo, mẹ cô gái chia sẻ, bà chưa bao giờ dám thẳng thắn nói chuyện với con gái về việc con khác với các bạn đồng trang lứa như thế nào. “Tôi luôn động viên con bé chấp nhận sự khác biệt, rằng, Chúa đã tạo ra mọi người khác nhau vì một lý do nào đó. Đối với tôi, sự khác biệt chỉ là vẻ bề ngoài, tất cả chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu”-bà nói.

Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi vào năm Collette học lớp bốn. Sau buổi học, cô bé chạy về nhà, nức nở với mẹ vì bị các bạn cùng lớp chế giễu và gọi là “đứa trẻ Down”. Mẹ cô đã sốc khi con gái bắt đầu hỏi về hội chứng Down là gì. Sau khi nghe giải thích về căn bệnh của mình, những tưởng cô gái bé nhỏ sẽ sụp đổ hoàn toàn nhưng Collette gạt nước mắt và dõng dạc: “Con tin Chúa tạo ra con khác biệt vì một lý do nào đó, con sẽ không bỏ cuộc”. Từ đó trở đi “sứ mệnh” của Collette trong cuộc sống là hòa nhập. “Tôi chưa bao giờ thấy ai làm việc chăm chỉ như vậy để có được mọi thứ và được mọi người chấp nhận”, bà Alfredo nói.

Cuốn sách kể về cuộc đời mình do chính DiVitto chắp bút và xuất bản năm 2021Cuốn sách kể về cuộc đời mình do chính DiVitto chắp bút và xuất bản năm 2021

Từ thất nghiệp trở thành chủ doanh nghiệp triệu đô

Dù mắc hội chứng Down nhưng ước mơ được học của Collette luôn mãnh liệt. Cô thậm chí còn chăm chỉ hơn với mong muốn được hoà nhập. Sau khi trải qua “thời kỳ đen tối” ở trường trung học do không có nhiều bạn bè, Collette được nhận vào chương trình “LIFE” của đại học Clemson (Mỹ). Cuộc đời cô thay đổi từ đây. Vào đại học, Collette trở nên hoà đồng, cởi mở hơn với bạn bè. “Con bé đã tham gia mọi hoạt động mà những đứa trẻ cùng độ tuổi thường tham gia, Collette đã tự tin hơn rất nhiều”, mẹ cô nói.

Thành tích học tập của cô tốt tới mức được xét tốt nghiệp sớm một năm. Collette chuyển đến Boston, nơi cô dự định cho cuộc sống riêng. Tuy nhiên khó khăn vẫn tiếp tục bủa vây khi hàng loạt công ty từ chối đơn xin việc của Collette chỉ với một lý do duy nhất “cô là người không phù hợp với công việc (khuyết tật-pv)”. Việc này đã khiến Collette vô cùng thất vọng. Mọi nỗ lực trở thành “công cốc” khi không thể giúp cô thoát được “cái mác” người khuyết tật. “Mọi người luôn nghĩ tôi là người khuyết tật và không cho tôi cơ hội”, Collette bày tỏ. Không bỏ cuộc, cô quay trở lại với niềm đam mê, cũng là sở thích thời thơ ấu - làm bánh. “Ban đầu, tôi làm bánh để quên đi những suy nghĩ tiêu cực”, cô cho biết.

Những mẻ bánh quế nhân chocolate đầu tiên được Collette tỉ mẩn làm với tất cả niềm đam mê. Chúng nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực từ gia đình và hàng xóm, cô mạnh dạn “ký gửi” tại quầy bánh địa phương Golden Goose Market ở thành phố Boston. Những chiếc bánh xinh xắn và ngon miệng tiếp tục chiếm được cảm tình của thực khách địa phương cũng như du khách nên những ngày tiếp theo, chủ tiệm bánh đã đặt hàng Collette với số lượng bánh lớn hơn. “Ban đầu em rất lo lắng không biết có ai thích bánh của mình không.

Collette thành công nhờ kỹ năng làm bánh học được từ lúc 4 tuổiCollette thành công nhờ kỹ năng làm bánh học được từ lúc 4 tuổi

Sau khi nhận được thêm đơn hàng em trở nên tự tin hơn”, Collette kể. Nhờ sự giúp sức của gia đình, Collette mở rộng thêm không gian nhà bếp, mua sắm dụng cụ làm bánh và bắt đầu quảng cáo dự án kinh doanh của mình lên mạng xã hội. Trái ngọt đã đến sau 3 tháng kể từ khi cô chính thức bắt tay khởi nghiệp, Collette đã bán được 4.000 chiếc bánh quy, không lâu sau là 550.000 chiếc. Hiện nay, tiệm bánh mang tên Collettey’s Cookies do Collette làm chủ đang được hơn 40.000 người theo dõi trên Facebook và hơn 28.000 fan hâm mộ trên Instagram. Collettey’s Cookies chuyên sản xuất và phân phối bánh quy cho nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị và cả trên các nền tảng bán hàng trực tuyến. Công ty của cô đã đạt doanh thu 1,2 triệu USD chỉ sau 5 năm hoạt động kể từ tháng 12/2016.

“Sứ mệnh của tôi là giúp đỡ người khuyết tật”

Tất cả nhân sự làm việc cho Collettey’s Cookies đều là người khuyết tật. Collette chia sẻ điều khiến cô cảm thấy hạnh phúc nhất khi mở công ty đó là tạo ra được nhiều công việc hơn cho những người có khuyết tật về cơ thể hoặc trí tuệ như mình. Ngoài điều hành công ty, Collette còn quản lý một tổ chức phi lợi nhuận mang tên Collette's Leadership, ra mắt năm 2018, chuyên thực hiện các hội thảo cung cấp kinh nghiệm về khởi sự doanh nghiệp và kinh doanh, đặc biệt là dành cho người khuyết tật. Collette khuyên mọi người hãy tập trung vào khả năng của bản thân thay vì luôn nghĩ đến những khiếm khuyết. Cô đồng thời khuyên những người có hoàn cảnh giống mình không nên hạ thấp bản thân và từ bỏ sự nghiệp cũng như mơ ước bởi “khi một cánh cửa đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác mở ra".

Ước mơ của Collette là tạo ra nhiều việc làm cho người khuyết tậtƯớc mơ của Collette là tạo ra nhiều việc làm cho người khuyết tật

Collette trở thành người truyền cảm hứng cho những người không may mắn trong cuộc sống, cô còn là tác giả của cuốn sách dành cho trẻ em phát hành năm 2021 mang tên “Collette đi mẫu giáo” (Collette in Kindergarten) kể về chính cuộc đời của mình, một cô bé mắc hội chứng Down.

Cô chia sẻ về kế hoạch tương lai là tạo ra thêm việc làm nhằm giúp đỡ nhiều người khuyết tật hơn. “Tạo ra công việc cho người khuyết tật, giúp họ tự tin vào bản thân chính là sứ mệnh của cuộc đời tôi”, Collette nói.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.