Nắng Ba Đình

Lâm Việt
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác,
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày Tuyên ngôn độc lập.

Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy

Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...

(Nguồn: SGK Tiếng Việt 2, tập 2, NXB Giáo dục, 2002)
                                                      Nguyễn Phan Hách

Nắng Ba Đình - ảnh 1
Ảnh minh họa 

LỜI BÌNH:
“Nắng Ba Đình” chỉ ba chữ ấy thôi đã đủ gợi không khí trang nghiêm mà náo nức. Với mỗi người Việt Nam, ngày Tết Độc lập không chỉ đánh dấu sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) mà còn là sự kiện thiêng liêng của núi sông. Cùng với tâm thế đó, nhà thơ Nguyễn Phan Hách đã nói hộ tiếng lòng của những người con đất Việt: 

Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác,
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày Tuyên ngôn độc lập.

Mùa thu Độc lập, nơi quảng trường Ba Đình mà Bác đã đọc Tuyên ngôn độc lập hẳn đã lùi xa trong ký ức. Nhưng chỉ cần một từ “vẫn” đã đủ để khẳng định giá trị của Tự do, Độc lập khi có nắng “thắm vàng” và “trời trong”- hai tín hiệu thẩm mỹ gợi sự yên ả. Đó không chỉ là đặc trưng của mùa thu thiên nhiên mà đã trở thành biểu tượng của những Mùa thu cách mạng. Một không gian hoài niệm nhưng chân thực mở ra nhiều chiều cảm xúc. Và, trong không khí đó, vẫn thấy lời Bác hôm nào: 

Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy

Bàn chân hôm nay bước trên quảng trường gợi một ký ức chưa xa. Và thi nhân đã gọi ra được thành hình ảnh mùa Thu năm ấy: “Nắng reo trên lễ đài/ Có bàn tay Bác vẫy”. “Nắng” ở đây là những bông hoa, những nụ cười, những bàn tay vẫy hay chính tâm hồn của nhân dân Việt Nam. Còn nhớ bàn tay Bác vẫy chào nhân dân trong ngày mà triệu người mong đợi sau mấy thế kỷ Nam-Bắc phân tranh, ngoại xâm giày xéo. Độc lập tự do, đất nước của nhân dân là một thứ ánh sáng kỳ diệu mà cách mạng đã mang đến. Một trang sử mới không phải được dựng nên bởi các triều đại, các vua chúa mà từ chính lợi ích của nhân dân, vì nhân dân. Tác giả dùng hai chữ “ấm lòng” thật khéo, vừa gợi ấm no, vừa là biểu tượng cho ngọn lửa hạnh phúc. 

Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác...

Nắng Ba Đình - ảnh 2
Ảnh minh họa 

Lúc này, ta thấy trên lễ đài có một thứ ánh sáng lấp lánh đó chính là ánh mắt của Người - vị lãnh tụ kính yêu suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và, thay cho mây mùa thu, bầu trời thu là mái đầu của Bác, người bao đêm luôn trăn trở việc nước nhà. Những câu thơ khép lại thi phẩm vừa nhẹ nhàng, vừa sâu lắng:

Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác....

Lúc này, hình ảnh Bác Hồ đã thành một tượng đài trong thơ - cũng chính là tượng đài Bác được khắc ghi trong lòng dân tộc. Đó là biểu tượng đẹp nhất, vĩnh viễn trường tồn trong lòng nhân dân và bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Mùa thu này, nắng vẫn vàng, trời vẫn trong khi ta bước chân trên quảng trường, nhưng hình ảnh Bác năm nào đã và sẽ đồng hành cùng Mùa thu cách mạng. Những ngày này, thủ đô Hà Nội cùng những miền đất trên cả nước đều rợp bóng cờ hoa và náo nức đón không khí thiêng liêng, cùng ôn lại những ký ức của mùa thu độc lập đầu tiên: Ngày 2 tháng 9 năm 1945…

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.