Nghệ thuật thế giới thay đổi để thích nghi với đại dịch

Chia sẻ

Những diễn biến phức tạp của Covid-19 cùng nhiều biến chủng khó lường và nguy cơ về các đợt bùng phát mới tiếp tục khiến thế giới nghệ thuật lao đao do tác động của các lệnh hạn chế đi lại. Ngành nghệ thuật thế giới buộc phải tìm kiếm những giải pháp mới thông qua các hoạt động kinh doanh trực tuyến nhằm tiến tới sự phục hồi ở nửa cuối năm 2021.

Tình hình dịch bệnh tại Thụy Sĩ vẫn chưa ổn định có thể khiến các phòng triển lãm sang trọng ở Basel - nơi các nhà sưu tập nghệ thuật và săn lùng tài năng mới trở nên ảm đạm hơn. Cũng trong tình trạng tương tự là tòa nhà Herzog & de Meuron – nơi thường xuyên diễn ra các hội chợ nghệ thuật lớn nhất thế giới vào khoảng tháng 6 cũng đã phải dời lịch sự kiện này sang tận tháng 9.

Covid-19 đã “xâm chiếm” thế giới được một năm và tác động đến mọi mặt của cuộc sống trong đó có nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật sau một năm đại dịch hiện vẫn đang quay cuồng bởi tác động của các lệnh đóng cửa, cấm đi lại và giãn cách xã hội. Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại, việc kinh doanh mua bán nghệ thuật hiện đang phải chuyển mình để thích ứng với tình hình mới.

Tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT “Everydays: The First 5000 Days” được bán với giá “khủng” 69.3 triệu USDTác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số NFT “Everydays: The First 5000 Days” được bán với giá “khủng” 69.3 triệu USD

Theo các báo cáo từ UBS và Art Basel, doanh thu của thị trường nghệ thuật trong năm 2020 đã sụt giảm một cách mạnh mẽ tới 22%, xuống còn 50,1 tỷ USD, mức giảm này được cho là “thê thảm” nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, sự sụt giảm này lại không đồng đều ở nhiều khu vực, khi giới “nhà giàu” châu Á đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trái ngược với cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra năm 2007-2009, giới siêu giàu đã trở nên giàu có hơn trong thời kỳ đại dịch do các biện pháp kích thích tài chính và thị trường biến động. Các chuyên gia kỳ vọng sự phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi sức mua của lượng lớn các nhà sưu tập trẻ tuổi và các buổi đấu giá trực tuyến nở rộ. Giám đốc điều hành Sotheby's, Charles Stewart nhận định: "Có rất nhiều nhu cầu bị dồn nén về trải nghiệm và thậm chí là cả chi tiêu, một khi có sự ổn định thì khả năng phục hồi sẽ rất cao".

Kỷ nguyên của các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số

Nhà đấu giá Christie's cho biết năm 2021 đã chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về tiềm năng thu lợi nhuận từ loạt tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Chỉ tính riêng tháng 3, nhà đấu giá này đã ghi nhận doanh thu “khủng” lên tới 70 triệu USD từ các hoạt động kinh doanh ảo.

Một ví dụ điển hình là cuộc đấu giá trực tuyến mới đây được tổ chức trong vòng 14 ngày đã thành công ngoài mong đợi với tác phẩm: “Everydays: The First 5000 Days” của nghệ sĩ Mỹ Beeple chỉ có giá khởi điểm là 100USD nhưng tác phẩm này sau đó đã tăng giá phi mã lên tới con số “chóng mặt” - 69,3 triệu USD với 22 triệu khách truy cập trong những phút đấu giá cuối cùng.

Một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng móc hầu bao mua các tác phẩm nghệ thuật trực tuyến mà thậm chí không cần nhìn thấy hiện vật trước. Do đó, nhà đấu giá Christie's dự định sẽ tiếp nối đà tăng trưởng này bằng cách rao bán thêm các bức tranh kỹ thuật số (NFT) để thúc đẩy doanh thu.

Du khách tham quan triển lãm Art Unlimited tại hội chợ Art Basel ở Thụy SĩDu khách tham quan triển lãm Art Unlimited tại hội chợ Art Basel ở Thụy Sĩ

Nhà đồng sáng lập của Lehmann Maupin - nơi có các phòng trưng bày trên khắp thế giới, Rachel Lehmann nhận định: “Những gì chúng tôi quan sát được là giới nhà giàu đang sẵn sàng bỏ tiền mua các tác phẩm nghệ thuật nhiều hơn bao giờ hết”.

Nhà kinh tế học nghệ thuật Clare McAndrew, tác giả bản “Báo cáo Thị trường nghệ thuật”, cho biết: “So với cuộc suy thoái năm ngoái, tài sản của các tỷ phú đã tăng lên khá nhiều. Những điều này rất tốt cho việc bán các tác phẩm nghệ thuật. Nhưng nó cũng đặt ra không ít thách thức về sự minh bạch và bất bình đẳng trong việc mua bán tác phẩm đã trở thành vấn nạn tồn tại bao lâu nay”.

Những kỳ vọng

Trong khi Art Basel lên lịch tổ chức hội chợ ở Hồng Kông vào khoảng cuối tháng 5 thì các hội chợ lớn khác, bao gồm TEFAF và Frieze, cũng sẽ triển khai ở một số hình thức, bao gồm cả trực tuyến vào khoảng cuối năm 2021. Nhà tổ chức cho biết họ sẽ thúc đẩy doanh số bằng cách chọn lọc các bộ sưu tập bám sát trọng tâm khách hàng địa phương.

Việc Trung Quốc sớm phục hồi sau đại dịch kết hợp với nhu cầu tiếp nhận nghệ thuật đương đại của người dân ngày càng tăng đã khiến hoạt động kinh doanh của các phòng trưng bày tăng trưởng mạnh mẽ. New York cũng ghi nhận các tín hiệu tích cực về sự phục hồi của các phòng trưng bày. Sean Kelly, người điều hành một phòng trưng bày nghệ thuật đương đại tâm sự, khoản lỗ doanh thu hội chợ nghệ thuật đã được bù đắp bằng việc tiết kiệm các chi phí cùng hoạt động kinh doanh trực tuyến.

Chuyên gia dự đoán nhu cầu về các hội chợ cũng như du lịch nghệ thuật sau đại dịch sẽ phục hồi đáng kể, nhất là vào thời điểm cuối năm nay.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.