Người phụ nữ đằng sau thành công của ứng dụng ChatGPT

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) -Khi ChatGPT đang "làm mưa làm gió" trên thế giới, người ta nói nhiều đến vị Giám đốc điều hành của công ty OpenAI. Tuy nhiên, chính cô gái Mira Murati mới là người trực tiếp lãnh đạo đội ngũ tạo ra siêu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này.

"Nữ tướng" trong ngành công nghệ

Mira Murati sinh năm 1985 tại San Francisco, Mỹ. Cô từng mơ ước trở thành kỹ sư Công nghệ Thông tin. Tuổi thơ của cô rất buồn và đầy vất vả. Cha mẹ Murati đã trở thành chỗ dựa duy nhất giúp đỡ cô trên con đường biến ước mơ của cô trở thành hiện thực. Trong một xã hội đa văn hóa, khi mà vai trò của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nhập cư trong ngành công nghệ vốn được thống trị bởi nam giới, Murati đã phải đấu tranh và làm việc rất chăm chỉ để đạt được ước mơ của mình.

Mira Murati đã nhanh chóng thể hiện sự thông minh khi cô liên tục học vượt lớp khi còn nhỏ. Sau đó, Murati tốt nghiệm bằng kỹ sư và là trợ giảng của Thayer School Of Engineering thuộc đại học Dartmouth (New Hampshire, Mỹ). Cô từng kinh qua nhiều chức vụ như chuyên viên phân tích cho Goldman Sachs chi nhánh Tokyo, kỹ sư cho Zodiac Aerospace, quản lý sản phẩm cấp cao cho Tesla, Phó Chủ tịch bộ phận trí tuệ nhân tạo ứng dụng cho OpenAI và từ tháng 5/2022, cô đảm nhận vị trí Giám đốc Công nghệ của OpenAI. Ở đây, Mira Murati phụ trách đội ngũ kỹ thuật, đứng sau việc thiết kế và xây dựng kỹ thuật cho ChatGPT. 

Mặc dù là "nữ tướng" công nghệ có "profile" (bản tóm tắt giới thiệu về bản thân) khủng, nhưng Mira Murati không hề gai góc. Cô cũng có những sở thích rất mộng mơ như yêu thích thơ ca và phim ảnh. Bộ phim cô yêu thích là 2001: A Space Odyssey bởi theo cô, nó có thể "khuấy động trí tưởng tượng" bằng hình ảnh và âm nhạc, như trong phân cảnh tàu con thoi cập bến cùng điệu valse Blue Danube Waltz của nhà soạn nhạc Johann Strauss.

Người phụ nữ đằng sau thành công của ứng dụng ChatGPT - ảnh 1
“Nữ tướng” Mira Murati mong muốn ChatGPT sẽ giúp tạo ra sự công bằng trong tiếp cận giáo dục. Ảnh: Times

Không tin ChatGPT sẽ thành công

Kể từ khi ra mắt vào tháng 11/2022, chỉ sau hơn 2 tháng, ChatGPT đã đạt 100 triệu người dùng, điều này khiến chính "mẹ đẻ" của ứng dụng cũng phải bất ngờ. Murati chia sẻ, cô đã không tin chatbot này có thể thành công. "Khi quyết định giới thiệu dự án đến công chúng, tôi thậm chí đoán nó sẽ thất bại", cô nói. 

Khi ứng dụng được công chúng đón nhận, Mira Murati cho biết, công ty của cô đã rất phấn khích vì không nghĩ mọi người thích thú với ChatGPT nhiều hơn mong đợi như vậy. Cô kỳ vọng chatbot này sẽ thật sự có thể tạo ra được bước ngoặt đối với các ngành nghề chứ không đơn thuần là một công nghệ gây tò mò. Cô đặc biệt kỳ vọng đây sẽ là công cụ giúp cải thiện cách giáo dục. "Lấy ví dụ, một lớp học có 30 học sinh và mỗi người có nền tảng và cách học khác nhau nhưng đều chung một chương trình giảng dạy. Việc soạn các giáo án sao cho phù hợp với các đối tượng khác nhau như vậy thường sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Do đó, ChatGPT ra đời có thể giúp giáo viên thiết kế những chương trình giảng dạy sao cho thực sự phù hợp với trình độ của từng học sinh trong lớp học", Murati diễn giải.

Mặc dù vậy, công cụ này không phải không có điểm yếu, nữ Giám đốc công nghệ bày tỏ sự lo ngại rằng, ChatGPT có thể cung cấp thông tin sai hoặc bịa đặt thông tin. Cô cũng đưa ra khuyến cáo về việc quản lý công nghệ này trên toàn cầu cũng như các công nghệ trí tuệ nhân tạo khác là rất quan trọng để tránh các công cụ có thể bị lạm dụng bởi những kẻ xấu. Murati cho biết bản thân sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa để khắc phục những thiếu sót của ứng dụng, tuy nhiên cô kêu gọi sự chung tay của cả các cơ quan quản lý và chính phủ trong các hoạt động trí tuệ nhân tạo nhằm tránh những tác hại không mong muốn.

Việc không để trí tuệ nhân tạo rơi vào tay những kẻ xấu phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của cộng đồng khi sử dụng AI có kiểm soát và có trách nhiệm. "Chắc chắn cơ quan quản lý, Chính phủ cần giám sát công nghệ. Không còn sớm nữa để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các bộ tiêu chuẩn và xem xét đến tác động mà AI có thể gây ra cho cộng đồng", Murati nói. Cô cũng tin tưởng sự ra đời của ChatGPT sẽ tạo ra cuộc cách mạng trên nhiều lĩnh vực. "ChatGPT có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành giáo dục và được kỳ vọng sẽ giúp tất cả mọi người có quyền bình đẳng trong tiếp cận với những cách thức giáo dục phù hợp", Mira Murati đánh giá.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.