Người phụ nữ gốc Việt lọt top truyền cảm hứng thời trang toàn cầu

THANH HẰNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Mới đây, bà Trần Nguyễn Thiên Hương, Chủ biên tạp chí thời trang cao cấp Harper’s Bazaar Việt Nam đã lọt top 500 nhân vật thời trang có ảnh hưởng toàn cầu do Business of Fashion (kênh thông tin thời trang uy tín thế giới) bình chọn.

Bà trùm truyền thông

Tốt nghiệp ngành Ngữ văn Anh, Trần Nguyễn Thiên Hương trở thành nhân viên của một tập đoàn Đức. Từ đây, bà được học nghề trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành. Tới tháng 4/1997, bà làm chủ biên tờ Tin học và Đời sống - một trong hai tờ báo về công nghệ tin học duy nhất lúc bấy giờ ở Việt Nam.

Xét ở một khía cạnh nào đó, Trần Nguyễn Thiên Hương được xem là một trong những người đi đầu trong trào lưu truyền thông hiện đại, góp phần tạo nên diện mạo mới của truyền thông Việt Nam hiện nay.

Sau quá trình “thai nghén”, tháng 7/2011, ấn phẩm đầu tiên của Harper’s Bazaar Việt Nam đã được lên kệ. 

Trên cương vị chủ biên Harper’s Bazaar Việt Nam, Trần Nguyễn Thiên Hương đã tổ chức thành công nhiều hoạt động quảng bá cho thời trang tại Việt Nam cả trong và ngoài nước. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bà vẫn tổ chức được các buổi hội thảo về xu hướng mới của thời trang, trào lưu phát triển bền vững trong thời trang.

Người phụ nữ gốc Việt lọt top truyền cảm hứng thời trang toàn cầu  - ảnh 1
Chân dung nữ chủ biên Harper's Bazaar Việt Nam. Ảnh:NVCC

Người tiên phong cho thời trang bền vững

Trần Nguyễn Thiên Hương còn được biết đến là cá nhân tiên phong phát triển thời trang bền vững – một xu thế tất yếu của thời trang thế giới hiện nay. Trong buổi hội thảo “Chất liệu tự nhiên cho thời trang và nội thất” diễn ra hồi tháng 5/2022, bà đã khiến nhiều khách hàng trầm trồ và tìm đến với thời trang cũng như các sản phẩm vải vóc sản xuất tại Việt Nam.

Nhìn vào thực tế, bà cho rằng, điểm yếu lớn nhất của Việt Nam là công nghệ dệt còn lạc hậu, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường chưa hiệu quả, cũng như chưa phát huy những ưu điểm của các chất liệu đặc trưng như vải tơ tằm, vải gai dầu và tay nghề khéo léo của nghệ nhân. Bên cạnh đó, nhiều kỹ thuật cũng đang bị mai một trong thời buổi hiện nay.

Với tiêu chuẩn “xanh”, theo bà Trần Nguyễn Thiên Hương, Việt Nam phải ưu tiên sử dụng vật liệu và công nghệ xanh từ bây giờ để không lạc hậu với thời cuộc. Vì vậy, nếu biết khắc phục những hạn chế, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thời trang cao cấp thế giới. 

Góp gạch “xây” thị trường thời trang Việt

Trần Nguyễn Thiên Hương được ví như người đỡ đầu cho hàng loạt các cuộc thi thời trang nổi tiếng như Project Runway, Her World Young Designer… Bên cạnh đó, bà còn khởi xướng nhiều dự án hỗ trợ, nâng đỡ những tài năng trẻ và thu xếp thời gian ngồi ghế giám khảo cuộc thi Nhà thiết kế Nhí năm 2020. 

Các cuộc thi thiết kế nhằm tìm ra những nhà thiết kế nổi trội cho tương lai cũng được nữ chủ biên dành tâm huyết. Đáng chú ý phải kể đến cuộc thi Project Runway Vietnam 2014. Đây là màn tranh đua đã thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả. Trải qua nhiều thử thách đầy kịch tính, top 3 mùa giải 2014 với Lý Giám Tiền, Minh Quân, Hà Hồng Lam đã được tạp chí Harper’s Bazaar đưa đến Paris (Pháp) để tham gia học hỏi tại Học viện thời trang Atelier Chardon Savard.

Khi biết bản thân có tên trong danh sách Top 500 người có tầm ảnh hưởng về thời trang trên toàn cầu (BoFF500), bà bày tỏ sự xúc động: “Trong danh sách này có rất nhiều ngôi sao lớn của thế giới. Do đó việc được bầu chọn vào danh sách này đối với tôi là một vinh dự lớn. Điều đó chứng tỏ thế giới nhận ra và đánh giá cao những đóng góp của tôi trong việc phát triển ngành công nghiệp thời trang ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, tôi càng thấy mình có trách nhiệm và cần nỗ lực hơn nữa để xứng đáng với danh hiệu này”. 

Trải qua rất nhiều thử thách, có những khi tưởng như phải bỏ cuộc, nhưng bà vẫn không nản lòng. Với sự kiên nhẫn và sáng tạo, bà đã mang các thương hiệu thời trang ra quốc tế, sách vai cùng nhiều tên tuổi lớn trong làng thời trang toàn cầu và truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ Việt.

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.