Nhà khoa học nữ và những bài học quý

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Giáo sư Susan Solomon (Mỹ) không chỉ là một nhà khoa học xuất sắc mà còn là một tấm gương sáng về tinh thần kiên trì, tư duy cởi mở và lòng nhiệt huyết với khoa học. Bà đã chia sẻ những trải nghiệm quý báu, mang đến những bài học ý nghĩa cho các nhà khoa học, đặc biệt là phụ nữ trên hành trình chinh phục tri thức.

Giáo sư Solomon là chuyên gia trong lĩnh vực khám phá cơ chế suy giảm tầng ozone ở Nam Cực - một thành tựu khoa học vĩ đại. Phát hiện này không chỉ mang tính đột phá trong lĩnh vực hóa học mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy Nghị định thư Montreal, một hiệp ước quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính toàn cầu. Sự công nhận này thể hiện rõ tầm ảnh hưởng trong nghiên cứu của bà đối với tương lai của hành tinh chúng ta.

Trong một buổi phỏng vấn báo chí, Giáo sư Solomon đã chia sẻ về những khó khăn mà bà đã phải trải qua trong quá trình nghiên cứu. Việc đưa ra một quan điểm mới, trái ngược với quan điểm chung của cộng đồng khoa học từng gặp phải sự hoài nghi và phản đối từ một số đồng nghiệp. Tuy nhiên, bà đã kiên trì với niềm tin vào sự đúng đắn và cuối cùng đã chứng minh được giá trị của những khám phá của mình. Đây chính là bài học quý báu về sự kiên định và niềm tin vào bản thân, một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ nhà khoa học nào, nhất là phụ nữ trong một xã hội đôi khi còn gặp nhiều định kiến.

Nhà khoa học nữ và những bài học quý  - ảnh 1
Nữ Giáo sư Susan Solomon. Ảnh: Int

Giáo sư Solomon khẳng định, trong khoa học, tư duy cởi mở và vượt qua ranh giới hữu hạn là điều vô cùng quan trọng. "Không nên bị giới hạn bởi những quan điểm sẵn có, mà cần luôn chủ động tìm tòi, khám phá những ý tưởng mới mẻ. Điều này không chỉ đúng với các nhà khoa học mà còn giúp chúng ta ứng phó với những vấn đề phức tạp trong cuộc sống", bà chia sẻ.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà đã truyền cảm hứng cho các nhà khoa học nữ khác trên con đường sự nghiệp. Bà luôn mong muốn các nhà hoa học nữ khác sẽ có thêm nhiều cơ hội để có thể phát triển và cống hiến cho xã hội mà không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản nào.

Bên cạnh đó, Giáo sư Solomon cũng đề cập đến vai trò quan trọng của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Không chỉ dựa vào hành động cá nhân, mà cần phải xây dựng những chiến lược và cơ chế tổ chức, vận động để lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người. Kết hợp kiến thức khoa học với hành động cộng đồng sẽ giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường, như suy giảm tầng ozone, biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Trong bối cảnh hiện tại, với những thách thức về môi trường ngày càng nghiêm trọng, vai trò của khoa học và các nhà khoa học là vô cùng quan trọng. Khoa học không chỉ là những bằng chứng, những nghiên cứu, mà còn cần phải kết nối với các nhà hoạch định chính sách, với toàn xã hội để đưa ra những giải pháp cụ thể, hiệu quả.

Cuối cùng, Giáo sư Solomon còn chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Một người bạn đời hiểu biết và ủng hộ là điều vô cùng quan trọng đối với các nhà khoa học nữ. Bà nói: "Tôi có một lời khuyên nho nhỏ cho các nhà khoa học nữ, đó là nếu bạn muốn theo đuổi con đường khoa học thì hãy đảm bảo rằng người bạn đời mà bạn chọn phải là người luôn luôn ủng hộ và hỗ trợ bạn theo đuổi hành trình của mình". Bà cũng cho rằng việc nắm bắt được những kỹ năng ứng phó với những khó khăn, như giữ bình tĩnh, sử dụng hài hước, là những cách hiệu quả để vượt qua những thách thức trong công việc. "Lời khuyên của tôi ở đây là khi gặp phải tình huống khó khăn, hãy nghĩ đến những phương án làm giảm sự trầm trọng của tình huống xuống, ví dụ như sử dụng những câu nói đùa. Và một điều quan trọng khác là chúng ta cần kiềm chế được cảm xúc, không nên giận dữ", bà cho hay.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Cha mẹ giúp con lấy lại nhịp học sau Tết

Cha mẹ giúp con lấy lại nhịp học sau Tết

(PNTĐ) - Sau kỳ nghỉ Tết dài ngày, nhiều trẻ tỏ ra uể oải, chán học, mất tập trung, không muốn trở lại trường. Cha mẹ có thể làm gì để giúp con sớm lấy lại nhịp học sau Tết? Dưới đây là tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý lâm sàng Nguyễn Hải Vân, chuyên viên tâm lý học đường  trường liên cấp TH & THCS Ngôi sao Hà Nội với các cha mẹ.
Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

Họa sĩ Chu Nhật Quang: “Đốm lửa” lan tỏa văn hóa truyền thống trong giới trẻ

(PNTĐ) - Lựa chọn con đường nghệ thuật gắn liền với tranh sơn mài, họa sĩ trẻ Chu Nhật Quang giống như một “đốm lửa” tuy nhỏ nhưng đang dần tạo sức lan tỏa, thổi bùng lên ngọn lửa, tình yêu với quê hương, đất nước, di sản văn hóa... trong giới trẻ. Và, tranh của Chu Nhật Quang như một chiếc cầu nối, là tiếng nói nghệ thuật giao thoa giữa quá khứ, hiện tại và tương tai.
Rộn ràng lễ hội mùa xuân

Rộn ràng lễ hội mùa xuân

(PNTĐ) - Thủ đô Hà Nội luôn khiến mọi người nhớ thương với những nét văn hóa độc đáo riêng có. Đặc biệt, bầu không khí vào những ngày đầu năm mới tại Thủ đô càng thêm sống động và rộn ràng với các lễ hội mùa xuân.
Phụ nữ Thủ đô cùng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phụ nữ Thủ đô cùng kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Xuân mới là dịp để các cấp Hội LHPN Hà Nội nhìn lại một năm hoạt động qua, đồng thời nỗ lực thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra trong năm 2025. Trong đó, từng cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ tiếp tục ra sức thi đua góp sức xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô và đất nước, sẵn sàng cùng dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình.
Để phụ nữ bình đẳng tiến vào kỷ nguyên mới

Để phụ nữ bình đẳng tiến vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Năm 2025, tròn 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, phụ nữ toàn cầu nói chung và phụ nữ Việt Nam đã và đang được trao quyền nhiều hơn để phát triển bình đẳng. Tuy nhiên, để đạt được bình đẳng giới thực chất, vẫn rất cần những chương trình hành động, những cam kết đầu tư, trao quyền từ các Chính phủ, trong đó có Việt Nam để phụ nữ có cơ hội phát triển, đóng góp nhiều hơn trong kỷ nguyên mới.