Niềm vinh dự Chùa Bà đá được Bác Hồ về thăm

NGUYỄN THỊ THIỆN (tổng hợp)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Muốn tìm hiểu danh lam thắng cảnh đất Thăng Long, tôi đã có dịp đến lễ chùa Bà Đá. Ngôi chùa nằm nép mình khiêm nhường giữa khu phố cổ Hà Nội. Đây không chỉ là ngôi chùa các tăng ni Phật tử tìm đến tu tập mà còn là điểm đến của không ít du khách. Chùa còn có các tên: Linh Quang Tự, Sùng Khánh Tự. Ngôi chùa cổ này tọa lạc tại số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm.

Lịch sử  xây dựng.

 Chùa được khởi dựng dưới đời vua Lý Thánh Tông. Căn cứ vào những tấm bia, truyền phả và văn tự còn lưu lại, chùa Bà Đá ban đầu gọi là chùa Sùng Khánh, được xây dựng từ năm Bính Thân (1056), niên hiệu Long Thụy Thái Bình năm thứ ba, đời vua Lý Thánh Tông. Chùa dựng xong có đúc một quả chuông đồng rất lớn. Tiếp sau đó, tháp Báo Thiên cao ngất được xây gần đất chùa. Vị trí đặt xây tháp này thành chùa Bảo Thiên của kinh thành Thăng Long xưa.

Tương truyền khi đào đất đắp thành Thăng Long vào đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ở làng Báo Thiên Tự Tháp (khu vực Nhà thờ Lớn ngày nay), phát hiện được một pho tượng bằng đá hình dáng một phụ nữ (có thuyết cho là một pho tượng Phật Bà bằng đá).

Dân chúng cho là thánh mẫu nên đã lập đền thờ ngay tại nơi đào được tượng và gọi là đền Bà Đá. Sau người làng thấy linh thiêng mới góp công, góp của xây thành chùa lớn, đón sư về trụ trì và thờ Phật. Vì vậy chùa có tên là chùa Bà Đá và tên chữ là "Linh Quang Tự".

Kiến trúc

Chùa có tiền đường xây theo kiểu chữ nhất, trung đường xây theo kiểu chữ đinh, nối liền với nhau, tạo nên một quần thể vuông vắn. Trong chùa có nhiều tượng gỗ. Tuy chùa nằm trên một con phố nhỏ và dài chỉ vài trăm mét nhưng lại là hiện diện của cả hai hệ ý thức tín ngưỡng Phật giáo và Công giáo.

Chùa vốn là trường sở của Lâm Tế tông; hiện nay chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Trong chùa có Trường Trung cấp Phật học Hà Nội. Tại chùa, hàng năm vẫn thường xuyên tổ chức các buổi lễ của Thành hội Phật giáo Hà Nội.

Niềm vinh dự Chùa Bà đá được Bác Hồ về thăm - ảnh 1

Trước kia trong chùa có Tượng Phát Lâm (tượng có nụ cười yêu đời) được coi là một trong tứ khí của Hà Nội.

Khi quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long, chùa bị đổ nát hoang tàn, Thiền sư Khoan Giai bên chùa Hòe Nhai, dòng Tào Động bèn về trùng tu trụ trì. Sang thời Pháp thuộc, chùa bị cháy và pho tượng đá nguyên thủy bị hủy mất. Dân làng cho xây lại, rước một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá về thờ, thay thế tượng Bà Đá cũ. Vì đã qua mấy đợt tu sửa, chùa Bà Đá không giữ được nhiều cổ vật. Chùa còn lưu lại một số di vật xưa như: Hai quả chuông đúc vào triều Tự Đức nhà Nguyễn năm 1873 và năm 1881, và một tấm khánh đồng đúc năm 1842.

Vì nằm giữa thành phố với các công trình xây cất chung quanh, chùa Bà Đá nay bị vây quanh tứ phía. Mặt tiền của chùa chỉ là ngõ nhỏ thông ra phố Nhà thờ, chen giữa nhà cửa tư nhân. Phía sau chùa là cao ốc nên diện tích đất chùa khiêm nhường. Dù vậy chùa đã được trùng tu, mái ngói lợp lại và một dãy nhà phụ thuộc bên cánh hữu được cất lại theo kiểu cổ.

Ngày 5 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh có đến thăm chùa Bà Đá và nói chuyện với các thượng tọa, tăng ni, Phật tử. Trong cuộc gặp, Bác đã nói "Việc Phật không xa rời việc thế gian, phải tham gia vào các công việc cách mạng, cứu đói, cứu dốt".

Từ bấy đến nay, tăng ni và Phật tử chùa Bà Đá luôn thực hiện theo lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sống tốt đời - đẹp đạo, làm nhiều việc có ích trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.