Nữ thần Mèo và mèo trong tín ngưỡng thờ tự

Bạc Khao Lan
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo tài liệu đã được công bố trên báo giới từ năm 2004, các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong một ngôi mộ thuộc thời kỳ đồ đá mới, ước chừng khoảng 9.500 tuổi ở Shillourokambos, Síp có chứa bộ xương của một con người và một con mèo nằm cạnh nhau.

Tài liệu này cho thấy loài mèo sớm được thuần chủng và trở thành thú nuôi thân thiết của con người. Còn tại Việt Nam, có một số tài liệu cho biết mèo đã trở thành vật nuôi để bắt chuột ngăn chặn việc gặm nhấm đồ đạc, lương thực, thực phẩm từ thời các Vua Hùng dựng nước. 

Nữ thần Mèo và mèo trong tín ngưỡng thờ tự  - ảnh 1
Nữ thần Mèo Bastet Ai Cập, vị Nữ thần của niềm vui, âm nhạc, lễ hội, bảo vệ gia đình khỏi quỷ dữ và bệnh tật

Cùng với chú chó trung thành, chú mèo trở thành một cặp thú nuôi thân thiết với “nhiệm vụ” trông nhà trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, chú chó lại được nhân dân thờ cúng theo tín ngưỡng dân gian. Còn chú mèo, tuy được chọn đặt tên cho một ngôi chùa hay có tranh vẽ trong đình thì vẫn mang tính chất tình cảm gắn bó, gần gũi giữa con người và loài vật chứ không được thờ cúng như loài cún. Ví như chùa Chu (gắn với công chúa Chu Huyền nhà Trần đã có công khởi tạo xây dựng chùa), tại làng Chiềng Ban, xã Quang Hiến, huyện Lang Chánh, Thanh Hóa đã được vua Lê Lợi đặt một tên mới là chùa Mèo (gọi kèm tên cũ) khi ông cho tôn tạo và tu sửa lúc lên ngôi.

Chuyện đặt tên chùa Mèo gắn với sự kiện năm 1418 khi ông phất cờ khởi nghĩa đã cùng nghĩa quân lánh nạn ở đây và được Phật phù hộ. Khi tới chùa, thấy trong chùa chỉ còn một con mèo, ông đã sai lính đem chú mèo theo và ông đặt tên chùa là chùa Mèo để ghi nhớ ơn xưa. Còn tại đình Bình Lục, xã Hồng Phong, huyện Đông Triều, nơi thờ tám vị hoàng đế nhà Trần và thờ An Sinh Vương Trần Liễu (bố của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn) có hình trạm khắc mèo ngoạm cá cùng lợn ăn ráy, chim, hươu, cua, bên cạnh tứ linh, tứ quý nhằm miêu tả sự thân gần, gắn bó giữa đời sống tâm linh và đời thường nơi thờ tự. 

Với thế giới, tín ngưỡng thờ mèo khác hẳn so với nước ta. Ví như tại Nhật Bản, nơi được gọi là “Đất nước Mặt trời mọc” thì những chú mèo được yêu mến đặc biệt. Ví như tại ngôi đền Gotokuju, Setagaya, Tokyo những chú mèo may mắn Maneki - Neko trắng sáng được bày rất nhiều xung quanh tượng Quan Âm Bồ Tát và trở thành những sứ giả truyền tải lời cầu chúc may mắn tới người thân hay ước nguyện của du khách tới viếng thăm đền. 

Nữ thần Mèo và mèo trong tín ngưỡng thờ tự  - ảnh 2
Những chú Mèo vẫy tay may mắn được xếp rất nhiều quanh tượng Phật Bà

Tại Ai Cập, một trong những vị thần được tôn kính nhất gắn với nhiều lễ hội lớn là Nữ thần Mèo Bastet. Bà là vị nữ thần không chỉ bảo hộ cho người dân Ai Cập mà còn bảo hộ cho cả loài mèo. Nữ thần Bastet với hình dáng là một phụ nữ mang chiếc đầu mèo được tôn sùng và thờ tự bởi bà là vị Nữ thần của niềm vui, âm nhạc và lễ hội, bà bảo vệ tổ ấm của mỗi gia đình trước quỷ dữ và bệnh tật. Nữ thần Bastet được biết tới là một trong những người con gái của Thần Mặt trời Ra hay là hiện thân con mắt bên trái, con mắt trí tuệ của thần Ra). Bởi vậy mèo ở Ai Cập không chỉ được yêu quý bởi chúng bảo vệ mùa màng và con người, các vị vua Pharaoh trước sự tấn công của chuột và rắn độc mà mèo còn gắn với tín ngưỡng và đức tin. 

Ở Trung Quốc, mèo gắn với câu chuyện truyền thuyết về Nữ thần cai quản Trái đất Li Shou trong hình dạng một chú mèo. Bà được giao quyền thống trị - điều hành trái đất nhưng khước từ và tiến cử loài người. Bà cho rằng loài mèo chỉ muốn yên lành trong thế giới của mình còn con người mới hứng thú với việc thống lĩnh và điều khiển thế giới xung quanh. Li Shou được xem là nữ thần sinh sản, bảo vệ mùa màng và xua đuổi tà ma. Theo những nguồn tài liệu đã công bố thì mèo xuất hiện khá sớm tại Trung Quốc, vào khoảng 5.300 năm trước đây và được cư dân chăm sóc bên cạnh việc bắt chuột, bảo vệ hoa màu, lương thực của con người trước sự tấn công của chuột.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nỗi niềm phận gái lấy chồng xa

Nỗi niềm phận gái lấy chồng xa

(PNTĐ) - Chị khóc vùi bên mộ cha, gần 10 năm rồi chưa một lần được thăm cha mẹ, cho đến hôm nay chị cũng không về kịp để nhìn mặt cha lần cuối cùng. Mẹ chị nói, cha chị yếu dần nhưng vẫn cố gắng hết sức để đợi chị về. Tâm nguyện cuối của ông trước khi ra đi là được gặp đứa con gái duy nhất của mình. Thế nhưng, tâm nguyện đó của ông cũng chẳng thể toại nguyện.
Tình đầu đâu có... xấu

Tình đầu đâu có... xấu

(PNTĐ) - Hôm đó, mẹ vợ anh trở bệnh phải nhập viện gấp. Hai vợ chồng anh lại đang ở xa. Anh liền nhắn tin cho Như “cầu cứu”: “Mẹ vợ anh vào viện em khám chỉ có một mình. Em lo cho bà giúp anh nhé. Nay vợ chồng anh đều không đưa bà đi được”.
Những phụ nữ dám ước mơ, dám thay đổi

Những phụ nữ dám ước mơ, dám thay đổi

(PNTĐ) - Ngày nay, phụ nữ không chỉ tự tin, độc lập mà còn xây dựng các chuẩn mực, thước đo để khẳng định giá trị bản thân, hướng đến hình mẫu phụ nữ hiện đại. Họ dám nghĩ, dám làm, dám bước qua ranh giới và rào cản, quyết tâm theo đuổi đam mê, từ đó khẳng đinh tài năng trên từng lĩnh vực mà mình theo đuổi.