Ông nội mất trí nhớ

Chia sẻ

Cả nhà mình đang sống trong những vui buồn, nhớ nhớ quên quên của ông. Sự đãng trí của ông khiến con cháu lúc thì được cười sảng khoái, lúc dở khóc dở cười, lúc lại ngạc nhiên, thích thú. Nhưng rồi, trên tất cả, mọi người luôn bảo nhau hãy yêu ông và thông cảm cho ông nhiều hơn...

Chiều đó, cô giáo bận họp nên cháu được về nhà sớm 2 tiết. Bấm chuông mãi thì ông nội mới dò dẫm từ trong nhà bước ra. Vừa nhìn thấy cháu qua khe cửa cổng, ông liền hỏi: “Anh là ai, sao lại đến đây. Con tôi, cháu tôi không có nhà, anh đi đi”.

Cháu nói:

- Là cháu đây, cháu nội của ông đây. Ông mở cửa cho cháu vào nhà đi. Hôm nay cháu được tan học về sớm

- Không phải, cháu tôi chưa về đâu. Anh đi đi, nhà tôi không có gì cho anh cướp cả. Tôi xin anh, tha cho tôi…

Thế rồi, mặc cho cháu gọi, ông luống cuống chạy vào nhà, đóng sầm cửa lại. Cháu tuyệt vọng ngồi thụp xuống trước cổng, ai đời về tới nhà mà chẳng được vào nhà.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Thôi thì cũng chẳng dám trách ai. Trước khi đi học, bà nội đã dặn đi đâu thì nhớ mang khóa đi để khi cần có thể tự mở cửa vào nhà. Nhưng, cháu cứ ỉ lại ở nhà đã có bà rồi thì chẳng cần mang chìa khóa nữa. Nào ngờ, hôm nay bà lại có việc đi vắng.

Nhà có ông nhưng cháu chẳng thể vào. Bởi vì ông đã bị lẩn thẩn, lúc nhớ lúc quên. Ông đã quen nếp, cứ phải tầm 5-6 giờ con cháu mới đi làm, đi học trở về. Ai mà về nhà ngoài khung giờ đó là ông không nhận ra. Ông chỉ biết trách nhiệm của mình là phải giữ cho ngôi nhà an toàn tránh sự xâm nhập của kẻ lạ.

Ông nội trước đây là giảng viên đại học, đã góp phần đào tạo bao nhiêu thế hệ kỹ sư. Mỗi lần ông lên lớp, sinh viên đến nghe kín cả giảng đường. Học trò của ông rất đông, ngày 20/11 năm nào cũng đến thăm ông chật cả nhà. Ai cũng nhớ vì ông dạy giỏi, uyên thâm, rất thương yêu học trò. Chẳng ai nghĩ rằng sẽ có ngày, ông trở thành “một tờ giấy trắng”.

Bà nội nói, người già mà, tránh sao được bị lão hóa. Từ ngày ông bị mất trí nhớ, ông hóa thành đứa trẻ con lên 2 lên 3. Thi thoảng, cháu muốn dắt ông đi ra ngoài chơi cho thư giãn nhưng ông không đi vì sợ bị bắt cóc. Cháu phải dúi vào tay ông mấy chiếc kẹo, dỗ ông nội ngoan đi một vòng thì được cháu bóc kẹo cho ăn. Lúc về tới nhà, ăn hết kẹo thì ông lại chẳng muốn vào. Ông bảo đây không phải nhà của ông. Nhà ông có cây me trước cửa. Rồi ông khóc, đòi cháu thả cho ông về nhà. Ông bảo ông còn phải về vì con trai ông đi học sắp tan rồi, ông còn phải đi đón nó. Thì ra, ông đang quay ngược lại ký ức, cứ tưởng mình đang còn trẻ, đang nuôi con còn nhỏ. Nhà cũ của mình hồi đó đúng là có một cây me to trước cửa.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Lại có lần trong bữa cơm, mọi người đang quây quần đông đủ thì ông bỗng nhiên giận dỗi. Ông cứ hỏi bố cháu đã phần thức ăn cho con trai và cháu ông chưa. Ông chẳng nhận ra, “con trai ông” và “bố cháu” bây giờ chính là một người. Rồi ông bảo, lâu lắm rồi trong bữa cơm mới có thịt ngon mà mọi người cứ ăn hết, chẳng nhớ cho con cháu của ông ăn với. Ông nói thế là không tốt, thế là không biết nghĩ cho người khác. Con ông đi làm vất vả, cháu ông cũng đang tuổi lớn mà chẳng được ăn ngon, ông thương lắm, xót lắm.

Ấy thế nhưng lại có lúc, ông rất tỉnh táo.Ông nhận ra từng người, từng người trong gia đình. Cháu đi làm về muộn, ông vẫn thức để được tự mình ra mở cửa cho cháu. Vừa mở cửa, ông vừa tranh thủ dạy dỗ cháu nội: “Cháu đừng có ham chơi, cháu phải học cho tốt vào để sau này còn báo hiếu bố mẹ”. Rồi ông bảo làm gì thì làm, học sao thì học cứ phải đỗ được vào đại học. Ông muốn cháu theo nghề giảng viên đại học như ông vì nghề giáo cao quý lắm, là nghề trồng người. Nghe ông nói, thấy ông đã trở về là một người ông hiểu biết ngày nào, biết định hướng, dẫn dắt tương lai cho con, cháu.

Cứ như vậy, cả nhà mình đang sống trong những vui buồn, nhớ nhớ quên quên của ông. Sự đãng trí của ông khiến con cháu lúc thì được cười sảng khoái, lúc dở khóc dở cười, lúc lại ngạc nhiên, thích thú. Nhưng rồi, trên tất cả, mọi người luôn bảo nhau hãy yêu ông và thông cảm cho ông nhiều hơn. Bởi trong sâu thẳm, dù ông còn tỉnh táo hay mơ màng thì lúc nào ông cũng luôn có ý thức bảo vệ gia đình, con cháu.

THÁI ANH

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.