Sao nữ gốc Việt và hành trình toả sáng tại Hollywood

Chia sẻ

Xuất hiện lần đầu trong “Star Wars: The Last Jedi”, các fan của loạt phim viễn tưởng ắt hẳn không quên hình ảnh nữ thợ máy Rose Tico quả cảm. Vai diễn do nữ diễn viên gốc Việt Kelly Marie Trần đảm nhiệm đã dành được sự yêu mến của khán giả.

Tuổi thơ nhiều thiệt thòi và bị kỳ thị

Kelly Marie Trần tên tiếng Việt là Trần Loan, cha mẹ cô đều là người Việt di cư sang Mỹ. Kelly đã trải qua tuổi thơ nhiều thiệt thòi khi cha mẹ chỉ là những người lao động bình thường. Tại Mỹ, cha cô làm phục vụ ở chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh Burger King trong khi mẹ cô phụ việc ở một nhà tang lễ.

Là người da màu gốc Á, lại sống trong một gia đình bình thường nên cô đã phải trải qua nhiều sự phân biệt, bắt nạt từ nhỏ. Nữ diễn viên chia sẻ, năm 9 tuổi, cô đã không dám nói tiếng Việt bởi mỗi khi nghe cô nói, các bạn đồng trang lứa sẽ không tiếc những lời châm chọc, miệt thị, thậm chí chế nhạo hoặc xúc phạm. Kelly chia sẻ với New York Times rằng bản thân từng có lúc bị trầm cảm, tự ti và không dám tiếp xúc với bất cứ ai. Đáng buồn hơn, việc liên tục bị chế giễu, khinh miệt đã khiến cô từng có thời điểm "tin" vào chúng. Kelly viết: "Những câu chuyện này khiến người da màu như tôi mặc cảm tới mức có thời điểm chấp nhận bản thân là một người dị biệt, và chúng tôi không thuộc về xã hội này". Cô còn tiết lộ, trong nhiều tháng, cô đã rơi vào vòng xoáy của sự căm ghét chính mình: "Ở nơi sâu thẳm nhất của tâm trí, tôi đã tự xé nát mình, tôi đã đặt lời nói của họ lên trên giá trị bản thân".

Ngay cả khi đã trở thành diễn viên nổi tiếng của Hollywood, Kelly vẫn không tránh khỏi sự quấy rối, miệt thị. Bộ phim Star Wars mà cô tham gia đã gây được tiếng vang lớn nhưng Kelly lại phải hứng chịu nhiều lời lẽ miệt thị chỉ bởi gốc gác và màu da. Đỉnh điểm là Wookieepedia - một trang web chuyên biệt về "Chiến tranh giữa các vì sao", đã đổi tên cô thành "Ching Chong Wing Tong" (ngu ngốc, tự kỷ và chậm phát triển). Kelly thất vọng tới mức phải xoá hết hình ảnh trang Instagram cá nhân. Cô chia sẻ đã có lúc cảm thấy “bị tẩy não” khi tin rằng sự tồn tại của bản thân “luôn bị giới hạn bởi sự chấp thuận của người khác”.

Kelly Marie Trần diện áo dài khi ra mắt phim “Raya và rồng thần cuối cùng” của Disney. Ảnh: DisneyKelly Marie Trần diện áo dài khi ra mắt phim “Raya và rồng thần cuối cùng” của Disney. Ảnh: Disney

“Tuyên ngôn” bảo vệ người da màu

Kelly Marie Trần luôn nỗ lực để theo đuổi đam mê diễn xuất. Cô bắt đầu nghiệp diễn từ năm 2011 với các vai diễn nhỏ nhưng do là phụ nữ gốc Á nên không nhận được nhiều lời mời diễn xuất. Tuy nhiên bằng những nỗ lực không mệt mỏi và sự kiên trì học hỏi, Kelly đã khẳng định được bản thân trong làng giải trí và nâng tầm ảnh hưởng của bản thân lên toàn cầu nhờ vai Rose Tico trong hai phần phim “Star Wars: The Last Jedi” và “Star Wars: The Rise of Skywalker”. Bên cạnh đó, nữ diễn viên cũng tham gia lồng tiếng cho nhân vật Raya trong bộ phim hoạt hình đình đám của Disney: “Raya và rồng thần cuối cùng”. Việc lồng tiếng cho nhân vật Raya đã giúp Kelly trở thành "công chúa Disney gốc Việt đầu tiên". Kelly cũng đã xuất hiện trên thảm đỏ Oscar lần thứ 94 với trang phục áo dài mang thông điệp về niềm tự hào quê hương đất nước.

Nữ diễn viên từng khẳng định bản thân không phải là người da màu đầu tiên trưởng thành “theo cách này” (bị kỳ thị-PV). Cô cho rằng đó là những định kiến mà bất kỳ người da màu nào cũng phải chịu đựng trong thế giới được thống trị bởi người da trắng. Thậm chí nó đã ăn sâu tới mức khiến những người phụ nữ da màu dạy con gái họ rằng chúng chỉ được yêu mến khi người da trắng cho là chúng đáng yêu. Với mong muốn thay đổi quan điểm này, Kelly đã đưa ra lời tuyên bố mạnh mẽ như một bản tuyên ngôn của phụ nữ da màu, rằng: “Tôi muốn sống trong một thế giới mà trẻ em da màu không dành cả tuổi thanh xuân để ước được là người da trắng. Tôi muốn sống trong một thế giới mà phụ nữ không bị soi mói về ngoại hình, hành động hay về sự tồn tại chung của họ”.

Nữ diễn viên luôn khát khao được sống trong một thế giới mà ở đó mọi người thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp kinh tế xã hội, bản dạng giới đều có quyền bình đẳng và yêu thương nhau. “Đó là thế giới mà tôi muốn sống và là thế giới mà tôi sẽ tiếp tục hướng tới”, cô nói và khẳng định bản thân không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi thực hiện được mong ước này.

Nữ minh tinh một lần nữa khẳng định bản thân sẽ “chiến đấu” kiên cường như Rose Tico nhưng với kẻ thù là sự phân biệt, kỳ thị chủng tộc và phụ nữ: “Tôi là người phụ nữ da màu đầu tiên đảm nhận vai chính trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao. Tôi là phụ nữ châu Á đầu tiên xuất hiện trên trang bìa của Vanity Fair. Tên thật của tôi là Loan. Và tôi chỉ mới bắt đầu”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.