Tai nạn trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì?

Báo Phụ nữ Thủ đô
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Em tôi trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông bị chấn thương và giám định y khoa kết luận mất khả năng lao động 31%.

Xin hỏi Báo Phụ nữ Thủ đô: Người lao động là em tôi được hưởng những chế độ gì, được hưởng chế độ từ ngày nào và trong thời gian nghỉ chữa bệnh và nghỉ dưỡng sức do tai nạn người lao động có được hưởng chế độ nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, bên cạnh các chế độ về tai nạn lao động không? (có giấy chứng nhận nghỉ việc của bảo hiểm xã hội).

Hà Thị Mơ (Phú Xuyên)

Tai nạn trên đường đi làm về được hưởng chế độ gì? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:

Điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 45 Luật An toàn vệ sinh, lao động quy định điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động là bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên khi bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Trường hợp em bạn bị tai nạn giao thông trên đường đi làm, được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động 31%, nếu được Đoàn điều tra tai nạn lao động (TNLĐ) kết luận là TNLĐ thì em bạn đủ điều kiện hưởng chế độ TNLĐ theo quy định.

Ngoài quyền lợi về BHXH, em bạn sẽ được người sử dụng lao động thực hiện các trách nhiệm về thanh toán chi phí y tế; trả phí giám định y khoa; trả đủ lương trong thời gian điều trị TNLĐ, phục hồi chức năng lao động; bồi thường và các trách nhiệm khác theo quy định tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh, lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật An toàn vệ sinh, lao động thời điểm hưởng trợ cấp TNLĐ được tính từ tháng em bạn điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.

Theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBHXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc trường hợp người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) không giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Tại Điều 54 Luật An toàn vệ sinh, lao động quy định người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên; tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%; tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau TNLĐ bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc điều trị thương tật do TNLĐ thì em bạn không được giải quyết hưởng chế độ BHXH; thời gian nghỉ việc do sức khỏe chưa phục hồi thì em bạn được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ổn định thương tật do TNLĐ tối đa 07 ngày theo quy định nêu trên.          

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khó như sống chung với... nhà chồng

Khó như sống chung với... nhà chồng

(PNTĐ) - Nghiên cứu của công ty luật Slater and Gordon (Mỹ) cho thấy, gần 1/3 người được khảo sát xác nhận rằng mâu thuẫn với gia đình chồng là lý do dẫn đến hôn nhân của họ tan vỡ. Trên thực tế,  đúng là việc hòa hợp giữa những người vốn trước kia thuộc về các nếp nhà khác nhau quả không dễ dàng...
Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

(PNTĐ) - Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động.