“Thưởng - Phạt” bằng... “chuyện ấy”

Chia sẻ

Lâu nay, chuyện thưởng-phạt gắn liền trong cuộc sống gia đình và xã hội, là “công thức” để ghi nhận thành quả và đánh giá vi phạm. Thế nhưng trong quan hệ vợ chồng, chuyện “thưởng-phạt” lại là nguyên nhân đẩy hôn nhân vào bế tắc.

Dè dặt gọi đến đường dây tư vấn của CLB Tâm Giao (Báo Phụ nữ Thủ đô), anh bảo “cực chẳng đã” nên mới thổ lộ vấn đề này với người ngoài. Bởi nó liên quan đến thể diện của đàn ông, nhưng nếu không nói ra, anh không biết mình phải giải quyết vấn đề “tế nhị” này ra sao.

1
Anh là kỹ sư công nghệ, năm nay 40 tuổi làm việc ở một công ty phần mềm. Trước đây, anh vốn là người đàn ông “sung mãn” trong đời sống chăn gối, nhưng bây giờ lại trở thành người mang tâm lý ác cảm với “chuyện ấy”. Thời gian đầu mới cưới vợ, cuộc sống chăn gối vợ chồng lúc nào cũng viên mãn. Nhưng rồi cách ứng xử cũng như “luật lệ” phòng the của vợ khiến anh không còn hào hứng với chuyện chăn gối. Mỗi lần hai vợ chồng gần gũi, anh đều phải dùng đến chất kích thích mới có thể nhập cuộc yêu.

Vợ anh-một cô giáo mầm non, múa hay, hát giỏi, xinh đẹp. Chuyện tề gia nội trợ, chăm sóc con cái không chê vào đâu được. Điều anh chê duy nhất ở vợ là quá nguyên tắc trong phòng ngủ.

“Vợ tôi áp dụng nguyên tắc “Thưởng–Phạt” trong phòng ngủ rất cứng nhắc. Đó là những khi tôi làm cho tâm trạng cô ấy vui vẻ thì được “thưởng”, còn nếu làm cho vợ giận dỗi, hoặc vợ mệt mỏi vì chuyện cá nhân, của người thân đem lại, hay từ công việc không suôn sẻ… là cô ấy “phạt” chồng. Ban đầu, tôi cố gắng thích nghi với chuyện “Thưởng – Phạt” của vợ, nhưng dần dần việc đó nảy sinh vấn đề trở lại. Đó là nhiều lần, tôi phải ép bản thân “vào trận”, dù lúc đó cơ thể mệt mỏi, tâm trạng không có nhu cầu. Nhưng nếu được “thưởng” mà không “nhận” thì sẽ phật lòng vợ, ảnh hưởng đến tình cảm. Hay có những lần nhu cầu cao, tôi khao khát được gần gũi vợ thì lại có “lệnh phạt” do hôm đó lỡ làm cô ấy không vui. Cả đêm, tôi trằn trọc với nỗi khát khao ấy, âm thầm tự xử lý trong nỗi buồn khó nói. Một vài lần, tôi tâm sự điều này với vợ, nhưng cô ấy không để tâm, và vẫn giữ nguyên tắc “Thưởng- Phạt” đó” – anh kể.

Hậu quả của việc đè nén cảm xúc, cũng như ép bản thân phải vào trận, dùng quá nhiều chất kích thích đã kiến anh gặp vấn đề tâm lý đối với đời sống chăn gối. Anh ác cảm với “chuyện ấy”, chiều vợ trong sự miễn cưỡng, ra trận thật nhanh để kết thúc cuộc chiến trong chớp nhoáng. Nhiều lần, vợ anh không khỏi hụt hẫng, hờn giận trở lại khiến mối quan hệ của họ đóng băng cả tuần. Việc đó cũng hình thành nên khoảng cách vô hình giữa hai vợ chồng trong phòng ngủ. Họ cảm nhận rõ, tình cảm vợ chồng đang thiếu chất kết dính vì đời sống chăn gối thiếu lửa, nhưng không biết phải tháo gỡ thế nào, đặc biệt là từ phía anh.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

2
Cũng là “nạn nhân” của chuyện “Thưởng-Phạt” trong cuộc sống chăn gối, người vợ 29 tuổi ấy tìm đến CLB Tâm Giao với tâm thế muốn giải thoát khỏi cuộc hôn nhân bế tắc. Cô kết hôn năm 22 tuổi, 7 năm chung sống với người chồng mà cô ngỡ sẽ yêu chiều vợ như “hoa như ngọc” giống như những ngày mới yêu nhau. Thế nhưng, cách ứng xử trong đời sống chăn gối của anh lại trở thành nỗi ác mộng đối với cô.

Chồng cô có một thói quen dùng “chuyện ấy” để trừng phạt lại vợ. Mỗi khi không bằng lòng, phật ý điều gì với vợ, nhẹ thì anh “bỏ đói” cô trong phòng ngủ hai, ba tuần, nặng thì anh quan hệ theo hình thức thô bạo. Cách phạt của chồng khiến cô trở thành nạn nhân bị bạo hành tình dục từ lúc nào không hay. Những lúc vợ chồng hạnh phúc vui vẻ, cô nói đến chuyện dùng “chuyện ấy” để “phạt” vợ và mong muốn chồng ứng xử văn minh hơn để tình cảm của họ không bị ảnh hưởng. Nhưng, anh không thay đổi mà còn xem đó là thứ “quyền lực” của người đàn ông để “dạy dỗ” vợ.

Trái ngược với “phạt”, anh cũng dùng “chuyện ấy” làm phần thưởng cho bản thân. Mỗi khi kiếm được nhiều tiền mang về, mua xe mới, áo váy đẹp, điện thoại xịn cho vợ, anh yêu cầu cô “thưởng” lại cho mình bằng việc phải chiều theo ý thích của anh trong phòng ngủ. Anh thích mở phim, chiếu hình ảnh kích thích khi vợ chồng gần gũi, thích cô đóng vai các nhân vật, mặc những bộ đồ do anh mua về… Cô nói mỗi lần làm việc đó cho chồng là cảm thấy mình không khác gì con rối dưới sự điều khiển của anh. Cuộc sống hôn nhân ngày một bế tắc dần đối với cô mà không biết làm thế nào để tháo gỡ. Bởi ngoài chuyện “Thưởng – Phạt” trong phòng ngủ ra, anh vẫn là người chồng làm tròn trách nhiệm của mình.

Tình dục là món quà kỳ diệu mà tạo hóa ban cho loài người, và dành riêng cho vợ chồng để tăng sự kết nối trong hôn nhân. Món quà đó cần được người nhận lẫn người cho đón nhận một cách văn minh, chứ không phải dùng nó như một phần thưởng, hay hình phạt dành cho bạn đời. Bởi dù là phần thưởng hay hình phạt thì nó cũng sẽ gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích cho tình cảm vợ chồng.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

Phim lịch sử, chiến tranh Việt Nam: Dấu ấn của ký ức và niềm tự hào

(PNTĐ) - Điểm lại lịch sử điện ảnh Việt, dòng phim về chiến tranh tuy không sôi động nhưng mỗi tác phẩm đều để lại những dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả, trở thành những bài học lịch sử sống động đi vào lòng người, nhắc nhở chúng ta không quên những năm tháng cha anh đã sống và chiến đấu như thế, không quên lịch sử nước nhà đã trải qua những gì để có cuộc sống hòa bình, êm ấm như hôm nay… Cũng vì vậy, chúng ta thật sự phấn chấn khi dòng phim chiến tranh đang “nở rộ” và được công chúng đón nhận nhiệt tình gần đây.
169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

169 hạt sen và giấc mơ vũ trụ Việt

(PNTĐ) - Khi đồng hồ điểm 8h30 sáng ngày 14/4 tại Texas, Mỹ, tên lửa New Shepard của công ty du hành vũ trụ Blue Origin rời bệ phóng, mang theo 6 người phụ nữ can đảm, đánh dấu chuyến bay có phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên kể từ sau sứ mệnh của nữ phi hành gia Valentina Tereshkova năm 1963. Trong số đó, một cái tên khiến hàng triệu người Việt Nam tự hào: Amanda Nguyễn - người phụ nữ gốc Việt đầu tiên chính thức bay vào vũ trụ.
Gia đình không ruột thịt

Gia đình không ruột thịt

(PNTĐ) - Ông sinh vào tháng 5 năm 1960 trong một gia đình nghèo ở xã Bảo An, thành phố Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Mất cha từ khi còn nhỏ, ông ra ngoài kiếm sống khi mới 9 tuổi, chăn vịt cho người khác, nhặt rác, bán hàng rong và dựng quầy hàng... Không có nơi ở cố định, ông sống cuộc sống lang thang ở vùng núi biên giới các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tây.