Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc

M.Ngọc
Chia sẻ

(PNTĐ) - Với chủ đề “Duyên dáng Áo dài Hà Nội”, Carnaval áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” năm 2024 do Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô vừa khép lại với nhiều thành công. Carnaval đã góp phần lan tỏa tình yêu, tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc.

Từ những điểm nhấn của chương trình

Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ: Hà Nội nổi tiếng là mảnh đất ngàn năm văn hiến, anh hùng; nơi hội tụ, lan tỏa tinh hoa văn hoá dân tộc với những dấu ấn đặc sắc về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa và con người. Kinh thành Thăng Long xưa với những giá trị văn hóa, kiến trúc đồ sộ gắn liền với lịch sử các triều đại phát triển rực rỡ của Việt Nam, với 36 phố phường cổ kính lưu giữ vẻ đẹp trầm mặc và nên thơ cùng hình ảnh những người phụ nữ Hà thành trong tà áo dài kín đáo, thướt tha, lời ăn tiếng nói nhẹ nhàng, chuẩn mực; đẹp hài hòa từ tâm hồn cho đến dáng đứng, bước đi.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và giao thoa văn hóa ngày càng mạnh mẽ, áo dài là một phần không thể thiếu trong hành trình gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, phụ nữ Việt Nam. Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” năm 2024 mong muốn lan tỏa tình yêu Hà Nội, yêu áo dài, mong muốn sớm đưa áo dài trở thành di sản văn hóa Việt Nam, đồng thời quảng bá về vẻ đẹp Hà Nội, văn hóa Hà Nội, con người Hà Nội, kết nối du lịch Hà Nội, kết nối từ quá khứ đến hiện tại, hướng tới tương lai.

Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc - ảnh 1
Đoàn phụ nữ quận Đống Đa diễu hành tại Carnaval Áo dài.

Chương trình được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long với sự tham gia của đông đảo các gia đình nhiều thế hệ, cán bộ, công chức, viên chức; các nghệ sĩ, doanh nhân, nhà thiết kế, học sinh, sinh viên đến những người lao động bình thường, hưu trí, nội trợ và một số bạn bè quốc tế. Điểm nhấn là chương trình đồng diễn dân vũ với áo dài trên nền các ca khúc “Người Hà Nội - Tiến về Hà Nội - Hà Nội những công trình” qua phần thể hiện của 1.014 phụ nữ Thủ đô.

Bà Trần Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN huyện Mê Linh cho biết: Các hội viên phụ nữ Hội LHPN huyện Mê Linh đã tích cực hưởng ứng, đồng hành trong các hoạt động. Huyện Hội xây dựng nội dung thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội, UBND huyện Mê Linh đến 100% hội viên phụ nữ cơ sở. Tuy phải khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3, nhưng chị em hội viên rất hào hứng với Chương trình, triển khai tập luyện với tinh thần hăng say, nhiệt huyết và trách nhiệm, quyết tâm có màn đồng diễn, diễu hành đẹp mắt, ấn tượng để cống hiến cho thành công của chương trình.

Tại chương trình đã diễn ra trao giải Cuộc thi thử thách “Check in Hà Nội” với áo dài tại các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của Thủ đô. Từ khi phát động, cuộc thi đã nhận được tổng cộng 3.465 tác phẩm dự thi từ khắp mọi miền đất nước gửi về. Mỗi tác phẩm dự thi đều thể hiện vẻ đẹp của áo dài truyền thống gắn với vẻ đẹp của Hà Nội ở mọi góc độ, qua đó nhân lên tình yêu với Thủ đô yêu dấu.

Một điểm nhấn nữa của chương trình là màn diễu hành áo dài của hơn 1.000 đại biểu từ Trung tâm Hoàng thành Thăng Long hướng về Quảng trường Ba Đình, qua các tuyến phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng Thủ đô hòa bình, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Đến ký ức đẹp trong lòng hội viên, du khách

Chị Nguyễn Thị Lý, hội viên phụ nữ quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) chia sẻ: Chương trình rực rỡ như một vườn hoa với những bộ áo dài truyền thống đa dạng màu sắc. Đây cũng là chương trình, cơ hội ý nghĩa để mọi người có thể giao lưu, học hỏi, gắn kết nhau hơn.

Bên cạnh sự tham gia của đông đảo các gia đình nhiều thế hệ, cán bộ, công chức, viên chức; các nghệ sĩ, doanh nhân, nhà thiết kế… còn có các bạn bè quốc tế. Chị Anonglak Vongthonglak (Lào) chia sẻ: Với chúng tôi, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài trình diễn dân vũ và diễu hành tại Carnaval là hình ảnh thật ấn tượng. Bản thân tôi ở Lào cũng có một bộ áo dài Việt Nam và khi mặc áo dài, tôi thấy mình đẹp hơn. Khi biết ngày đầu tiên đến Hà Nội đúng vào ngày khai mạc Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024, đồng thời hôm sau là Chương trình carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”, tôi cùng bạn bè đã rất háo hức và dành thời gian để cùng bạn bè tham dự các hoạt động của Chương trình.

Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc - ảnh 2
Các đại biểu trong trang phục áo dài truyền thống tại Carnaval Áo dài 2024.

Ngoài việc gắn liền với sự phát triển của đời sống văn hóa xã hội, áo dài còn là “cầu nối,” là “sứ giả” trong việc quảng bá du lịch Việt. Khách du lịch khi đến Việt Nam, nhất là các nữ du khách thường chọn áo dài như món quà lưu niệm độc đáo, đặc sắc. Áo dài luôn mang đậm giá trị văn hóa tinh thần của người dân Việt, đặc biệt là của người Hà Nội, kết tinh lan tỏa tới bạn bè khắp thế giới. Mỗi khi áo dài xuất hiện với những họa tiết của đồng bào dân tộc, những nét nhận diện riêng biệt của Việt Nam được thể hiện trên tà áo dài đã trở thành yếu tố khẳng định sự khác biệt giữa Việt Nam với các đất nước khác.

Áo dài đã từ đời sống đi vào nghệ thuật điện ảnh, âm nhạc, hội họa… thậm chí trở thành một biểu tượng, một phần tâm hồn người Việt trên chính quê hương hay ở khắp thế giới. Vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc. Trong tâm thức người Việt Nam và trong mắt bạn bè quốc tế thì tà áo dài truyền thống được xem là một biểu tượng chứa đựng tinh hoa văn hoá của dân tộc Việt.

Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần trang nhã, đài các của áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Hà Nội. Chương trình Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội với những câu chuyện về tà áo dài sẽ còn mãi. Thông qua tà áo dài đã viết tiếp câu chuyện về văn hóa, con người Hà Nội, Việt Nam, tiếp tục lan tỏa tình yêu áo dài và  thể hiện tình đoàn kết, để áo dài trở thành “Đại sứ du lịch” của Thủ đô Hà Nội và cả nước, truyền đi thông điệp về một Hà Nội là điểm đến “an toàn-thân thiện-chất lượng-hấp dẫn”.

Đồng hành cùng chương trình ý nghĩa này, Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các nhà tài trợ: Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Agribank, Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh với các nhãn hàng dầu gội đầu Nguyên Xuân, sữa tắm thảo dược Ngọc Thảo, kem đáng răng Ngọc Châu và dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ Hương. 

Tôn vinh vẻ đẹp của áo dài dân tộc - ảnh 3

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

Sáng tạo trong tập hợp, thu hút hội viên

(PNTĐ) - Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ Thủ đô luôn xác định công tác tập hợp, thu hút hội viên phụ nữ tham gia tổ chức Hội là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Với phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, Hội Phụ nữ đã triển khai nhiều phong trào thi đua, mô hình phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực và thu hút đông đảo chị em tham gia.
Sức hút về đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sức hút về đêm ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

(PNTĐ) -  Các sản phẩm du lịch đêm sử dụng công nghệ, hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích được đưa vào khai thác ở Hà Nội nói chung, Văn Miếu - Quốc Tử Giám nói riêng đã đưa Văn Miếu - Quốc Tử Giám thành điểm đến hàng đầu của cả nước về phát triển du lịch thông minh.
Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

Sống đẹp để có ích cho cộng đồng

(PNTĐ) - Hăng say với hoạt động hiến máu tình nguyện suốt 6 năm qua, Trương Thảo Linh, Phó Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội đã vận động được hàng ngàn người tham gia. Cô gái trẻ vừa được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội trao tặng.