Trái tim vì nữ quyền của phụ nữ châu Phi

Chia sẻ

Bằng trái tim vĩ đại của mình, Đệ nhất phu nhân Sierra Leone - bà Fatima Maada Bio mong muốn bản thân sẽ là tiếng nói bình quyền của phụ nữ phụ nữ châu Phi.

Lấy câu chuyện cá nhân làm động lực

Bà Fatima Maada Bio là Đệ nhất phu nhân của Sierra Leone. Chồng bà là Tổng thống thứ năm của Sierra Leone - Julius Maada Bio. Là một phụ nữ châu Phi tân tiến, bà sớm nhận thức và được thúc đẩy bởi những lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa châu Phi. Bà Fatima còn là một người có niềm tin mạnh mẽ rằng, trao quyền cho phụ nữ chính là chìa khóa của sự phát triển bền vững.

Sinh ra và lớn lên tại bộ lạc Madingo ở thị trấn Koidu, quận Kono, Đông Sierra Leone, khi mới lên 10, bà đã bị ép lấy chồng do hủ tục tảo hôn của bộ lạc. Chứng kiến nhiều bé gái bằng tuổi phải đi lấy chồng và thường bị chồng hoặc gia đình chồng bạo hành, bắt làm những công việc quá sức, bà đã đưa ra một quyết định táo bạo: “chạy trốn” hủ tục của bộ lạc. Bắt đầu công việc từ thiện năm 16 tuổi, bà chuyển đến London để theo đuổi niềm đam mê của mình. Lấy câu chuyện cá nhân làm động lực chính, bà đã đi khắp thế giới để hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở châu Phi – nơi nhận thức của người dân về bình đẳng giới còn hạn chế và những hủ tục lạc hậu vẫn còn chiếm ưu thế.

Mặc dù là một người phụ nữ châu Phi gặp nhiều định kiến và khó khăn trong cuộc sống, Đệ nhất phu nhân vẫn luôn nỗ lực học hỏi. Bà có bằng Cử nhân Nghệ thuật biểu diễn của Học viện Roehampton London và bằng Cử nhân Báo chí của đại học Nghệ thuật thuộc đại học Truyền thông London.

Điều đáng chú ý về Đệ nhất phu nhân lừng lẫy của Sierra Leone là vị thế mà bà đã tạo dựng được cho mình thông qua quá trình làm việc chăm chỉ trong suốt nhiều năm liền trong ngành giải trí với tư cách là một nữ diễn viên, nhà viết kịch bản, nhà điều hành sản xuất và là một gương mặt từng đoạt nhiều giải thưởng danh giá của Nollywood (ngành công nghiệp điện ảnh Nigeria). Một trong những bộ phim thành công nhất mà bà tham gia là “Mirror Boy” với giải thưởng “Nữ diễn viên chính người da màu xuất sắc nhất”. Ngoài ra, Đệ nhất phu nhân còn nhận được một số giải thưởng lớn trong sự nghiệp bao gồm: “Giải thưởng Chiến binh” tại Tiệc trưa Quốc tế Phụ nữ Quyền năng ở California, Hoa Kỳ vì sự dũng cảm và những đóng góp không mệt mỏi đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Sierra Leone, được vinh danh là một trong những người gốc Phi dưới 40 tuổi có ảnh hưởng nhất tại New York và là hoa hậu châu Phi năm 2000.

Đệ nhất phu nhân, Fatima phát động chiến dịch “Hands Off Our Girls”Ảnh: Forbes.Đệ nhất phu nhân, Fatima phát động chiến dịch “Hands Off Our Girls” Ảnh: Forbes.

“#Hands Off Our Girls” – nói những những vấn đề không ai dám nói

Bà Fatima chia sẻ rằng, trong quá trình trưởng thành của bản thân, bà đã chứng kiến phụ nữ châu Phi phải trải qua vô vàn thử thách, họ luôn ở vị trí phía sau về mọi mặt, không được ưu tiên hàng đầu. “Mỗi ngày, tôi luôn thầm cảm ơn Thượng đế vì Ngài đã ban cho tôi sức mạnh để trở thành một người truyền cảm hứng. Chính điều này đã thôi thúc tôi tập trung vào việc lên tiếng thay cho những người yếu thế và quan trọng nhất là tôi sẽ đề cập đến những vấn đề như nạn hiếp dâm trẻ vị thành niên, điều mà không ai muốn nhắc đến ở châu Phi”, bà nói.

Đệ nhất phu nhân đã tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa chống lại bạo lực giới. Đó là một cuộc tuần hành lịch sử khi các Đệ nhất phu nhân đến từ nhiều quốc gia châu Phi khác nhau đã cùng tập hợp, đoàn kết lại để tham gia tuần hành phản đối trên đường phố Freetown (thủ đô của Sierra Leone) hồi tháng 12/2018. Đây là sự khởi đầu của chiến dịch mang tên “Hands Off Our Girls” (tạm dịch: Hãy chấm dứt bạo lực với phụ nữ). Chiến dịch đã tác động đến chính phủ Sierra Leone và Nghị quyết mang tên Tình trạng khẩn cấp quốc gia về hiếp dâm và bạo lực tình dục ở Sierra Leone ra đời, trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái.

Trên bình diện quốc tế, Đệ nhất phu nhân đã đưa #HandsOffOurGirls đến Canada tại hội thảo về Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái và tại Ủy ban về Tình trạng Phụ nữ của Liên hợp quốc. Được đánh giá là phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, phong trào #HandsOffOurGirls tập trung vào “Chiến dịch thúc đẩy giảm thiểu nạn tảo hôn và hiếp dâm ở châu Phi để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực” đã nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế lớn trên thế giới.

Với những cống hiến của bà trong việc giáo dục và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, tháng 9/2021, Đệ nhất phu nhân đã được Liên hợp quốc vinh danh là “Người dẫn đầu” của chương trình United Nations Education Plus (chương trình thúc đẩy các hành động và đầu tư để ngăn chặn HIV, tập trung vào việc trao quyền cho trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ tại khu vực châu Phi cận Sahara).

Đệ nhất phu nhân còn giành được giải thưởng “Người châu Phi xuất sắc nhất (GAB)” cho những đóng góp đặc biệt của bà trong việc quảng bá hình ảnh tích cực của người châu Phi trên khắp thế giới. Người ta cho rằng những gì Đệ nhất phu nhân đã làm được là điều thần thánh, nhưng với những người thân cận của bà, đó là sự nỗ lực bền bỉ của một trái tim nhân hậu vĩ đại luôn vì lợi ích của mọi người, đặc biệt là của phụ nữ và trẻ em gái yếu thế.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.