Về quê trước thềm năm mới

Linh Linh
Chia sẻ

(PNTĐ) -Năm nay Tết sớm nên đầu tháng 1, mẹ nhắc tôi thu xếp công việc, đi cùng mẹ về quê mời ông bà tổ tiên đến nhà con cháu đón Tết.

Ông bà tôi khuất núi khi tôi còn chưa sinh ra nên tôi chỉ biết ông bà qua ảnh. Tôi thấy cả hai ông bà đều trẻ, người đẹp trai, người xinh gái rất hợp nhau. Mẹ tôi kính cẩn gửi cho ông một đôi dép và gửi cho bà mấy bộ quần áo dài hàng mã. Mẹ tôi bảo, đây là những món đồ mà khi còn sống ông bà không có điều kiện mua đồ mới. Chiếc dép cao su mà ông tôi thường đi mòn cả đế, còn quần áo của bà thì bạc màu, Tết đến chẳng có gì để diện. 

Về quê trước thềm năm mới - ảnh 1
Ảnh minh họa

Rồi mẹ tôi dặn, chúng tôi cũng bận bịu, ít có dịp về quê, nên mỗi lần đi như thế này phải ghi nhớ đường đi lối lại, sau này không có mẹ dẫn đường cũng không được để lạc. Làm con cháu mà không biết đường về quê là không được. Hiện ở quê tôi chỉ còn một số họ hàng xa. Bình thường, chúng tôi vẫn ỷ thế có mẹ lo đối ngoại rồi nên đúng là ít về quê thật. Nhưng năm nay thì khác, mẹ bảo tôi đi theo mẹ về làng. Rồi mẹ dẫn tôi vào từng nhà, giới thiệu đây là ông bác, ông chú, có cả ông cụ râu tóc đã bạc phơ nhưng xét về vai vế thì chỉ là anh họ của tôi. Nghe “ông” xưng là anh mà tôi ngại quá, mãi mới bật ra tiếng chào lại được. Rồi có cả mấy cậu thanh niên, xem ra cũng chỉ ít hơn tôi vài tuổi mà cứ kính cẩn gọi tôi là bà, làm cho tôi chột dạ thấy mình kể ra cũng có vai vế. Đến đâu, mẹ tôi cũng trân trọng biếu các nhà đồng quà, tấm bánh. Mẹ mời các ông bà, anh chị trong Tết lên thành phố thì ghé qua nhà chúng tôi chơi, nói câu chuyện đầu năm.

Trở lại nhà hôm đó, mẹ bảo tôi là “chim có tổ, người có tông”. Trước đây, khi còn có ông bà, ngày Tết trong nhà bao giờ cũng có đông đủ con cháu hội tụ. Nay, nhà tôi đã thoát ly lên thành phố nhưng không vì thế mà được quên đi cội nguồn, dẫu gì thì “một giọt máu đào vẫn hơn ao nước lã”. Sau thế hệ ông bà, cha mẹ, giờ đây, đến lượt anh em chúng tôi nhận mặt nhau, phải năng đi lại thì tình cảm mới gắn bó, thân thiết được.

Mỗi năm về quê vào thềm năm mới như thế này, cũng là một cách để chúng tôi nhớ mình thuộc về đâu. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.