Phụ nữ Indonesia chống lại nạn quấy rối trên đường phố

Chia sẻ

PNTĐ-Cô Tunggal Pawestri không bao giờ quên được lần mình bị sàm sỡ trên xe buýt khi tới trường học ở Jakarta năm 14 tuổi. Khi đó, cô không dám phản ứng gì...

 
Phụ nữ Indonesia chống lại nạn quấy rối trên đường phố - ảnh 1
Phụ nữ Indonesia thường bị quấy rối trên phương tiện công cộng
 
Cô Tunggal Pawestri không bao giờ quên được lần mình bị sàm sỡ trên xe buýt khi tới trường học ở Jakarta năm 14 tuổi. Khi đó, cô không dám phản ứng gì. Hai chục năm sau, cô trở thành một nhà hoạt động làm việc cho một tổ chức của phụ nữ.
 
Ở Indonesia, ngày càng có nhiều tổ chức hoạt động và tình nguyện viên như Tunggal. Công việc của họ là giải thích cho phụ nữ việc cần phải làm: vạch trần vấn nạn bị sàm sỡ, trêu ghẹo trên đường phố, vỉa hè, tàu hỏa, xe buýt, khắp Indonesia chứ không im lặng chịu đựng.
 
Bà Yuniyanti Chuzaifah, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Chống bạo lực nhằm vào phụ nữ, cho biết nạn quấy rối phụ nữ đã trở thành bệnh dịch và hiện tại Indonesia không có bảo vệ pháp lý cho nạn nhân quấy rối tình dục. Bà nói: “Phụ nữ phải dũng cảm báo cảnh sát. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát lại không thân thiện với nạn nhân, đa số là đổ lỗi cho nạn nhân, như thể đó là sai lầm của họ”.
 
Theo Ủy ban Quốc gia Chống bạo lực nhằm vào phụ nữ, chỉ có 268 vụ quấy rối trên đường phố khắp Indonesia được báo cảnh sát, các tổ chức phi chính phủ và ủy ban năm 2016. Trong khi đó, chỉ trong 12 tháng trước, chỉ riêng khu vực Jakarta đã có hơn 200 phụ nữ lên trang web Hollaback tố cáo bị quấy rối trên đường hoặc bị sàm sỡ trên các phương tiện công cộng. Halloback là sáng kiến quốc tế chống lại nạn quấy rối đường phố.
 
Các nhà hoạt động ở Indonesia ước tính có hàng triệu vụ quấy rối trên đường phố không được báo cáo mỗi năm. Báo cáo năm 2014 của Thomson Reuters Foundation cho biết, Jakarta có hệ thống giao thông công cộng nguy hiểm với phụ nữ đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 châu Á (chỉ sau New Delhi).
 
Để chống lại lạm dụng tình dục ở nơi công cộng, chính quyền Indonesia đã bố trí riêng các toa tàu cho phụ nữ hoặc thiết kế nhiều không gian cho phụ nữ trên xe buýt công cộng. Tuy nhiên, các nhà hoạt động cho rằng, Chính phủ và xã hội cần phải làm nhiều hơn nữa.
 
Kate Walton, một nhà hoạt động và nhà văn Australia ở Jakarta, đã mở một nhóm thảo luận trực tuyến năm 2014 sau khi gần như ngày nào cũng bị quấy rối trên đường phố ở Indonesia. Nhóm này đã có hơn 2.000 thành viên chia sẻ các câu chuyện của mình. Walton cho rằng càng nhiều người dũng cảm chia sẻ thì tiếng nói của phụ nữ càng được lắng nghe.
 
Minh Đức
(theo NYTimes)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ và thăm chính thức Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kết hợp hoạt động song phương tại Mỹ và thăm chính thức Brazil

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, kết hợp các hoạt động song phương tại Mỹ và thăm chính thức Brazil theo lời mời của Tổng thống Lula da Silva từ ngày 17-26/9