7 thói quen để có sự tĩnh tâm
ĐSGĐ-Dưới đây là những thói quen giúp bạn tĩnh tâm, thư thái trong cuộc sống hiện đại bận rộn và hỗn độn.
Nghi thức cho buổi sáng an lành
Nhiều người bắt đầu một ngày trong sự căng thẳng vội vã. Tôi thường dậy sớm hơn một chút, thời gian này là 5h sáng, dù cũng có thay đổi đôi chút. Bắt đầu một ngày bằng cách thiền một chút, tiếp theo là vài động tác yoga. Sau đó, tôi bắt đầu viết, trước khi những tiếng ồn ào của một ngày bắt đầu. Thi thoảng tôi cũng tập thể dục. Bạn không cần làm điều tương tự, nhưng hãy dành thời gian yên tĩnh của buổi sáng để làm những thứ khiến bạn thư thái, an lành.
Học cách quan sát phản ứng của mình
Khi điều gì căng thẳng xảy tới, phản ứng của bạn là gì? Một số người đáp trả ngay bằng hành động – dù rằng với tình huống đó, hành động có thể không có lợi. Chúng ta có thể trở nên giận dữ, hoặc không thể kiểm soát được bản thân. Số khác lại có thể lo lắng về chính mình, và ước mọi thứ khác đi. Tại sao chúng ta không thể hành xử khác đi? Hãy quan sát những phản ứng này – đây là thói quen rất quan trọng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đừng cá nhân hóa mọi thứ
Rất nhiều lần cách phản hồi của chúng ta là nhìn chúng theo xét đoán chủ quan của mình. Nếu một ai đó làm điều gì đó bạn không thích, thông thường bạn sẽ diễn giải rằng người đó đang công kích mình. “Các con không dọn phòng sạch sẽ? Rõ ràng chúng đang chống đối bố mẹ!”. Chồng hay vợ bạn hôm nay tỏ ra thật lạnh nhạt, có lẽ anh ấy/ cô ấy không còn quan tâm nhiều đến mình như ngày trước! Ở cơ quan, một đồng nghiệp cư xử thật thô lỗ, sao họ có thể đối xử với mình như vậy?!
Một số người thậm chí còn cho rằng cả hành tinh này chống lại cá nhân họ. Nhưng sự thật là, điều đó không hề chủ đích vào cá nhân bạn – đó là những vấn đề mà người khác đang phải đối phó. Họ đang làm điều tốt nhất họ có thể làm. Bạn có thể học cách không diễn giải các sự kiện như sự tấn công mang tính cá nhân, thay vào đó, coi chúng là sự kiện bên ngoài, cũng không khác gì một chiếc lá rơi hay một chú chim vừa bay qua. Bạn có thể phản hồi với tâm trí không căng thẳng, hoặc không cần phản ứng làm gì cả.
Hãy biết ơn
Chắc chắn rồi, rất nhiều người nói về lòng biết ơn, nhưng chúng ta có thường xuyên trân quý những sự kiện xảy đến trong ngày không? Những va chạm trong công việc, hay ông xếp giận giữ, đồng nghiệp thô lỗ, hay các con ngỗ ngược, một ai đó không yêu chúng ta như ta mong muốn…, tất cả những điều này khiến ta giận dữ, lo lắng hay đáng để chúng ta biết ơn? Hãy thôi phàn nàn, và tìm cách để biết ơn chúng. Sau đó mỉm cười. Thói quen giản dị này có thể thay đổi cuộc sống của bạn.
Tạo ra thói quen đối phó với căng thẳng
Nhiều lần, khi chúng ta ứng phó với căng thẳng, chúng ta có những phản hồi không lành mạnh, như tức giận, cảm thấy quá tải và thu mình lại, ăn quá nhiều, uống rượu, mua sắm vô độ, lướt web để giết thời gian, chần chừ trì hoãn những việc quan trọng… Thay vào đó, chúng ta cần những cách thức lành mạnh hơn để quản lý căng thẳng, điều hẳn nhiên thường xuyên xảy đến trong cuộc sống hiện đại. Khi nhận ra căng thẳng, hãy quan sát cách bản thân ứng phó, sau đó thay thế cách ứng phó tiêu cực bằng ứng xử tích cực hơn.
Những thói quen đối phó tích cực với căng thẳng có thể kể đến là tập thể dục, thiền, yoga, uống trà một cách thư thái, tự mát xa cổ và vai bạn, đi dạo một vòng, nói chuyện với một người bạn thân thiết…
![]() |
Ảnh minh họa |
Thực hiện nhiệm vụ đơn lẻ
Có những người chỉ làm một việc vào một thời điểm, số khác lại nhiều thứ vào cùng một lúc. Chưa bao giờ nhóm thứ 2 (đa - nhiệm - vụ) lại nhiều như bây giờ... Người ta nhắn tin trên tàu điện, khi đang đi dạo, cả khi lái xe. Họ chụp ảnh và cho lên facebook, gửi email và đọc blog, tin tức, họ xem video trong khi chờ đợi, họ xem tivi khi đang ăn, lên kế hoạch một ngày khi đang làm việc nhà… Điều này sẽ khiến sự lo hãi lây lan trong tất cả những điều bạn làm, bởi vì bạn luôn lo lắng về những gì bạn sẽ làm thêm, làm nữa. Thay vào đó, điều gì sẽ xảy ra khi bạn chỉ làm một thứ thôi, và học cách tin rằng bạn sẽ không làm thêm được việc gì nữa, vào cùng thời điểm này?
Bạn cần phải thực hành điều này. Lúc ăn, chỉ tập trung vào ăn thôi. Chỉ chú ý vào việc rửa bát đĩa. Chỉ đi dạo. Chỉ nói chuyện với một ai đó. Chỉ đọc một bài báo hay một cuốn sách, không chuyển từ bài nọ sang bài kia. Chỉ viết thôi. Chỉ đọc email mới, mỗi lần một cái, và xử lý cho đến khi hộp thư đến trống không. Bạn sẽ học được sự yên bình, thư thái khi làm một việc vào một thời điểm, buông bỏ đi những thứ khác.
Giảm tiếng ồn
PV