Gặp biến chứng vì túi nâng ngực “rởm”

Chia sẻ

PNTĐ-Sự việc mới đây, máy bay của Vietnam Airlines phải hạ cánh khẩn cấp để cứu nữ hành khách bị chảy máu ở ngực trái, vỡ túi ngực thẩm mỹ khiến nhiều chị em hoang mang.

 
TS.BS Nguyễn Huy Thọ, Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật - Tạo hình và Thẩm mỹ Hà Nội, nguyên Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật - Hàm mặt - Tạo hình (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) nhận định: Về lý thuyết, áp suất trong khoang máy bay như ở dưới mặt đất nên không thể xảy ra hiện tượng “nổ” túi ngực. Ngoài ra, độ bền của túi rất cao, có thể đặt chúng dưới đất để ôtô đi qua không hề vỡ. 
 
Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít bệnh nhân gặp phải biến chứng sau khi đặt túi nâng ngực, trong đó có trường hợp rò rỉ, vỡ túi ngực. Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới các tai biến khi tạo hình ngực là: Chất lượng sản phẩm tạo hình ngực kém, nguồn gốc không rõ ràng (với những sản phẩm này, theo thời gian, túi ngực sẽ biến đổi chất lượng, dễ vỡ, thậm chí tác động bằng tay cũng có thể vỡ); phẫu thuật ở nơi không có điều kiện an toàn về vô trùng, trang thiết bị không đảm bảo; hoặc do kỹ thuật viên không có chuyên môn.
 
Ngoài ra, túi độn ngực cũng thường bị rách trong trường hợp để lâu trong ngực, có thể do co bao xơ của cơ thể bóp và làm biến dạng, tạo ra các nếp gấp. Sau đó, các nếp gấp sẽ bị hằn sâu, có thể rách, gây thoát dịch silicone gel từ trong túi ra ngoài…
  
Gặp biến chứng vì túi nâng ngực “rởm” - ảnh 1
Nguy cơ vỡ túi ngực rất cao nếu chất lượng sản phẩm không đảm bảo. (Ảnh minh họa)

 
Tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị “rò rỉ” túi ngực, biến dạng ngực đến chỉnh sửa, tạo hình lại. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân N.T.H (Hà Nội). Sau phẫu thuật nâng ngực ở một thẩm mỹ viện tại Hà Nội, bệnh nhân phải vào viện xử lý do ngực bị xẹp dúm. Trong lần phẫu thuật đặt túi ngực, bệnh nhân bị chảy máu xung quanh nơi đặt túi. Do không được xử lý kịp thời nên máu bị tụ lại khiến ngực trở nên thâm, bầm, tím tái, căng và đau tức. Các phần máu này đọng lại và tạo ra lớp xơ dày xung quanh túi độn.
 
Nhiều trường hợp khác, do bác sĩ ở cơ sở thẩm mỹ làm việc cẩu thả, khi phẫu thuật phần mở rộng da không đủ chỗ để cho vừa túi ngực định đặt, dẫn tới túi ngực đặt cho bệnh nhân bị gấp nếp. Sau một thời gian, túi ngực bị chèn ép, gây vỡ. Cũng có trường hợp đặt túi ngực không đúng vị trí do tay nghề kỹ thuật non kém, gây ra tình trạng “4 ngực” gồm hai túi ngực độn lên trên, hai bầu ngực bị đẩy xô xuống…
 
Bởi vậy, để đảm bảo hiệu quả và an toàn, chị em nên lưu ý: Việc tiến hành đặt túi phải có chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa. Chưa kể, những người muốn đặt túi ngực phải có sức khỏe tốt. Trước khi tiến hành nâng túi ngực cần tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện, xét nghiệm máu, nước tiểu, X-quang, điện tâm đồ…
 
Người bệnh càng không nên “giấu” bệnh để bác sĩ đặt túi ngực cho mình mà cần cung cấp tiền sử bệnh tật hoặc các thuốc bị dị ứng nếu có. Người đang điều trị bệnh lý nội khoa như tim mạch, cao huyết áo, rối loạn đông máu… không nên thực hiện phẫu thuật đặt túi ngực.
 
Theo Ths.BS Phạm Tuấn Anh - khoa Nội 5 (bệnh viện K): Nếu có nhu cầu làm đẹp, chị em nên lựa chọn loại túi độn ngực (hợp với độ tuổi, cơ địa và hiện trạng ngực trước phẫu thuật), kích thước cân đối với cơ thể. Sau khi đặt túi ngực cần theo dõi khám định kỳ để đảm bảo về thẩm mỹ cũng như ung thư học, đặc biệt là ung thư vú (túi độn ngực không được bảo đảm để kéo dài suốt đời).
 
Trước khi đưa ra quyết định đặt túi nâng ngực chị em nên lựa chọn, tìm hiểu ở cơ sở chuyên khoa uy tín về cả thẩm mỹ và tầm soát, phát hiện sớm ung thư để có thể theo dõi, điều trị kịp thời.
 
TS.BS Phạm Thị Việt Dung - khoa Phẫu thuật tạo hình và Thẩm mỹ (bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) thông tin thêm: Bệnh nhân mới phẫu thuật đặt túi ngực trong vòng 1 tuần hay thậm chí 10 ngày vẫn có nguy cơ chảy máu. Vì thế, để hạn chế chảy máu sau nâng ngực, chị em cần tuyệt đối tránh bê vác nặng, làm các động tác giơ tay cao.
 
Đặc biệt, chị em cần duy trì mặc áo ổn định phom dáng ít nhất trong 3 tuần, giúp bầu ngực ít xê dịch khi di chuyển, giảm nguy cơ chảy máu. Nếu vỡ túi ngực, 2 ngực thường sẽ khác nhau, có thể là bên to bên nhỏ, bên thấp bên cao... Nếu silicon chảy ra nhiều, gây nhiễm trùng, dị ứng, sẽ có cảm giác đau, khó chịu.
 
 
Yên Hưng 

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

(PNTĐ) - Được gọi hai tiếng "con yêu" là quyền thiêng liêng và khát khao chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Nhưng với nhiều gia đình, hành trình ấy không hề dễ dàng vì phải đối mặt với những khó khăn từ rào cản sức khỏe đến gánh nặng kinh tế.
Co thắt âm đạo: Nỗi khổ thầm kín của phụ nữ trong hôn nhân

Co thắt âm đạo: Nỗi khổ thầm kín của phụ nữ trong hôn nhân

(PNTĐ) - Trung tâm Y học Giới tính Hà Nội thông tin, trong 1 tháng qua đã tiếp nhận 7 cặp vợ chồng đến thăm khám do tình trạng không thể làm “chuyện ấy” trong nhiều năm. Nguyên nhân là do người vợ xuất hiện cảm giác đau ngay khi bắt đầu quan hệ. Thậm chí, có trường hợp chỉ cần nghĩ đến chuyện gần gũi với chồng là bắt đầu cảm thấy sợ hãi và ám ảnh.
10 năm liên tiếp được tôn vinh vì sức khỏe cộng đồng

10 năm liên tiếp được tôn vinh vì sức khỏe cộng đồng

(PNTĐ) - Giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được thị trường đón nhận mạnh mẽ và khuyến khích việc cải thiện chất lượng, an toàn và tính hiệu quả của các sản phẩm này trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
12 ứng viên xuất sắc truyền cảm hứng sống lành mạnh

12 ứng viên xuất sắc truyền cảm hứng sống lành mạnh

(PNTĐ) - Vừa qua, Lễ Trao Giải Cuộc Thi “Tôi Khỏe Đẹp Hơn 2024” do báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế tổ chức đã vinh danh 12 ứng viên xuất sắc nhất của cuộc thi, những cá nhân góp phần khuyến khích cộng đồng thực hành thói quen ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện thường xuyên thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng của chính mình.