Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, có đáng lo?

BS Bùi Thị Kim Oanh (Khoa Gan Mật, Bệnh viện Nhi Trung ương)
Chia sẻ

(PNTĐ) -Vàng da là tình trạng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt giai đoạn sơ sinh. Trẻ có tình trạng vàng da là do tăng cao lượng bilirubin trong máu. Các trường hợp vàng da tăng Bilirubin tự do kéo dài trên 15 ngày đều được coi là bất thường, cần được theo dõi và đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, có đáng lo? - ảnh 1
Ảnh minh họa. Nguồn: Int

Các dạng vàng da
Vàng da sinh lý: Thường gặp trong 7-10 ngày sau sinh, chiếm khoảng 60% ở trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non; thường xảy ra trong vài ngày đầu sau sinh, do sự tiêu hủy các tế bào hồng cầu dẫn tới tăng bilirubin tự do (gián tiếp). Bilirubin tự do dễ hòa tan vào mô mỡ, ngấm vào não gây vàng da nhân não trong tuần đầu sau sinh. 

Nguyên nhân của vàng da sinh lý có thể do sự bất đồng nhóm máu, các bệnh lý gây tan máu do bất thường hình dạng hồng cầu, bất thường huyết sắc tố, thiếu hụt các men trên màng tế bào hồng cầu, do một số bệnh lý liên quan đến gen… Nếu tăng Bilirubin tự do kéo dài trên 15 ngày được coi là bất thường, cần được theo dõi và đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Vàng da do tăng bilirubin trực tiếp hay còn gọi là vàng da ứ mật: Bệnh không gây vàng da nhân, nhưng là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh gan mật như teo đường mật bẩm sinh, viêm gan, rối loạn chuyển hóa di truyền. Bệnh do 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên: Nguyên nhân ngoài gan (teo đường mật bẩm sinh, nang ống mật chủ, bệnh lý toàn thân khác) và trong gan (viêm gan do virus A, B, C, D, E; do vi khuẩn giang mai, nhiễm khuẩn khuyết; rối loạn chuyển hóa; do gen và di truyền…).

Triệu chứng và cách phát hiện 
Vàng da dễ thấy nhất dưới ánh sáng tự nhiên, củng mạc của trẻ thường là nơi có thể phát hiện triệu chứng dễ nhất. Trẻ có vàng da sinh lý thường da vàng sáng chỉ xuất hiện trong vòng 1 tuần đến 10 ngày sau sinh, mức độ nhẹ và tự giảm dần theo thời gian.

Trẻ vàng da ứ mật có thể xuất hiện sớm ngay trong 1-2 tuần đầu sau sinh hoặc vài tháng sau đẻ với triệu chứng da vàng xỉn, kèm theo một số các triệu chứng như: Phân bạc màu, nước tiểu sẫm màu, kém ăn, bỏ bú, chậm tăng cân…

Để nhận biết một trẻ vàng da, bố mẹ có thể dùng ngón tay ấn nhẹ lên trán, mũi, hoặc xương ức của trẻ. Nếu da nhìn thấy màu vàng tại nơi vừa ấn, trẻ có khả năng có vàng da nhẹ. Nếu trẻ không có vàng da, màu da tại vị trí ấn chỉ có thể sáng hơn màu da bình thường tại thời điểm đó.

Khi nào cần khám bác sĩ
Trẻ ở giai đoạn sơ sinh có vàng da: Trẻ vàng da sớm ngay trong 1-2 ngày đầu sau sinh hoặc dấu hiệu vàng da, vàng mắt tăng nhanh; trẻ vàng da đến bụng, tay và chân; trẻ lờ đờ và khó đánh thức hoặc tăng trương lực cơ; trẻ không tăng cân hoặc bú kém; trẻ quấy khóc cơn vô cớ; bất kỳ dấu hiệu nào mà bố mẹ cảm thấy bất an, lo lắng.

Ngoài giai đoạn sơ sinh, trẻ có vàng da kèm theo có: Màu phân vàng nhạt hoặc bạc màu; nước tiểu vàng đậm; bụng chướng; bầm tím hoặc xuất hiện ban xuất huyết ngoài da; ngứa da; chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Đây là những triệu chứng gợi ý tình trạng vàng da có thể liên quan đến bệnh lý gan mật.

Trẻ sẽ được xét nghiệm gì khi đi khám
Trẻ có biểu hiện vàng da kéo dài sẽ được lấy máu xét nghiệm theo từng bước chẩn đoán, xác định mức bilirubin toàn phần, định lượng các loại bilirubin trực tiếp - gián tiếp và kiểm tra các chức năng gan cơ bản, từ đó định hướng tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra trẻ sẽ được lấy máu xét nghiệm chức năng gan và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh và tiên lượng mức độ nặng của bệnh. Trẻ cũng có thể được siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để tìm các bất thường của đường mật và tổn thương nhu mô gan nếu có.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Chăm sóc cơ thể đúng cách để tự tin, khỏe mạnh

Chăm sóc cơ thể đúng cách để tự tin, khỏe mạnh

(PNTĐ) -Theo thống kê, hiện có đến 90% phụ nữ Việt mắc bệnh phụ khoa và đáng lo ngại hơn khi chỉ số này ngày càng tăng lên mỗi năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chị em chưa biết vệ sinh vùng kín đúng cách.
Sức khỏe tình dục nữ đang vô tình bị “lãng quên”

Sức khỏe tình dục nữ đang vô tình bị “lãng quên”

(PNTĐ) -Ở nữ giới ước tính có tới 12% cho đến 15% phụ nữ bị giảm ham muốn tình dục. Tuy nhiên tại Việt Nam, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào trên quy mô rộng cho kết quả đo lường chính xác về tỷ lệ rối loạn tình dục này… Nhiều bệnh nhân gặp vấn đề về sức khỏe tình dục, giới tính nhưng còn tâm lý e ngại không thăm khám trong thời gian dài, đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là hiếm muộn nhiều năm.
Hội chứng “Co thắt âm đạo” ở phụ nữ

Hội chứng “Co thắt âm đạo” ở phụ nữ

(PNTĐ) -“Em thấy thương chồng em vô cùng, thấy tội lỗi vì bản thân không thể mang lại hạnh phúc cho chồng”. Đó là lời tâm sự của chị H- bệnh nhân nữ, không thể quan hệ tình dục với chồng dù kết hôn đã 6 năm, khi đến khám tại Trung tâm Y học giới tính, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.