Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022: 100 gian hàng thu hút người tiêu dùng Thủ đô

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tối 6/10, tại Công viên Thống Nhất, quận Hai Bà Trưng, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Lễ hội trái cây TP Hà Nội năm 2022 với sự tham gia của gần 100 gian hàng trái cây, nông sản của Hà Nội và các tỉnh, thành phố.

Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022: 100 gian hàng thu hút người tiêu dùng Thủ đô - ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khai mạc Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022

Phát biểu tại lễ khai mạc, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thành phố Hà Nội có dân số trên 10,7 triệu người sinh sống, học tập, làm việc nên nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn là rất lớn. Trong đó, trái cây là một trong những sản phẩm thiết yếu được người dân mua sắm và tiêu dùng hàng ngày.

Qua khảo sát, nhu cầu tiêu dùng mặt hàng trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 52.000 tấn/tháng, trong đó nguồn cung trên địa bàn đáp ứng khoảng 35% nhu cầu.

Hệ thống phân phối mặt hàng trái cây trên địa bàn đa dạng với 29 trung tâm thương mại, 112 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 453 chợ với khoảng 4.050 hộ có kinh doanh trái cây, 1.872 cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố, khu dân cư.

Với mục tiêu quản lý và phát triển hoạt động của các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn theo hướng văn minh, hiện đại, bảo đảm an toàn thực phẩm, Thành phố Hà Nội đã tổ chức triển khai Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành trực thuộc thành phố Hà Nội” (giai đoạn 2017-2019) và Đề án “Tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025” nhân rộng trên toàn địa bàn Thành phố.

Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022: 100 gian hàng thu hút người tiêu dùng Thủ đô - ảnh 2
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022

Đến nay, theo Đề án thí điểm, Sở Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan cấp biển nhận diện cho 100% cửa hàng kinh doanh trái cây tại 12 quận nội thành đáp ứng yêu cầu của Đề án.

Triển khai Đề án tăng cường, UBND các quận, huyện, thị xã hướng dẫn, đôn đốc các cửa hàng duy trì, hoàn thiện điều kiện đảm bảo ATTP, hiện trên toàn địa bàn Thành phố có 58% cửa hàng đã được cấp Đăng ký kinh doanh; 89% người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ; 90% người lao động được xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP, 84% cửa hàng đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc cam kết đảm bảo ATTP; 53,2% cơ sở có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ...

Các quận, huyện, thị xã đã xây dựng 65 tuyến phố văn minh không kinh doanh trái cây tại lòng đường, vỉa hè

Bên cạnh đó, để ổn định thị trường, đẩy mạnh khai thác nguồn hàng trái cây, nông sản đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về tiêu thụ tại hệ thống phân phối trên địa bàn, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh, thành phố để.

Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022: 100 gian hàng thu hút người tiêu dùng Thủ đô - ảnh 3
Các đại biểu tham quan gian hàng tại Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022

9 tháng đầu năm 2022, Thành phố đã tổ chức, tham gia và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia khoảng trên 100 sự kiện, hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại tại Hà Nội và các tỉnh, trong đó Sở Công Thương duy trì tổ chức khoảng 40 sự kiện. Kết quả: các kênh phân phối trên địa bàn Hà Nội hỗ trợ các tỉnh, thành phố kết nối tiêu thụ trên 250.000 tấn hàng hóa.

Hưởng ứng sự kiện chào mừng kỷ niệm 68 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản vùng miền đến các tỉnh, thành phố trên cả nước, đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trái cây nông sản phục vụ nhu cầu người dân, đặc biệt dịp cuối cuối năm, Tết Nguyên đán; UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Công Thương chủ trì tổ chức Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022 từ ngày 06/10/2022-10/10/2022 tại Công viên Thống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lễ hội có quy mô 6.000m2, gồm 6 khu vực trưng bầy, quảng bá sản phẩm được dàn dựng dựa trên những đặc trưng của 6 vùng miền trên cả nước (Khu vực đồng bằng sông Hồng và duyên hải Bắc Bộ, Khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Khu vực đồng bằng duyên hải Miền Trung, Khu vực Tây Nguyên, Khu vực Đông Nam Bộ và Khu vực đồng bằng sông Cửu Long). 

Có gần 100 gian hàng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố với các sản phẩm trái cây, nông sản có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý rõ ràng, đảm bảo chất lượng cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô, qua đó hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của người nông dân, cộng đồng doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế sau đại dịch Covid-19.

Thời gian tới, Sở Công Thương Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp về kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hà Nội; triển khai có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP lĩnh vực Công Thương theo phân công, phân cấp quản lý; tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương, liên kết vùng…giúp người tiêu dùng Thủ đô có nhiều lựa chọn đa dạng trong tiêu dùng với các sản phẩm an toàn, chất lượng, giá cả hợp lý.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

Từ 1/4, Hà Nội thực hiện Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024

(PNTĐ) - Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, thực hiện cuộc Điều tra dân số giữa kỳ năm 2024 diễn ra từ ngày 1/4 đến 30/4, Thành phố có 2.441 địa bàn điều tra, với 58.440 hộ điều tra phiếu ngắn, 14.790 hộ điều tra phiếu dài tại 557 xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã. Đến nay, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.