Văn hóa, tri thức là tài sản vô giá của con người...

Chia sẻ

Gần 20 năm đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học sinh, tình yêu nghề luôn được nhân lên mỗi ngày khi thấy các con hăng say học tập, tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức mới. Mỗi tiết dạy luôn chứa đựng những điều hấp dẫn và thú vị để được sống hết mình với bài giảng, với học sinh, để lan tỏa thông điệp: Văn hóa, tri thức là tài sản vô giá của con người...

Cô giáo Nguyễn Chi Giang (trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Thanh Xuân, Hà Nội) mong muốn các học sinh thân yêu phải nêu cao tinh thần tự giác; phụ huynh hợp tác chặt chẽ với cô giáo để đôn đốc, động viên các con học tập, rèn luyện để đạt được kết quả cao.Cô giáo Nguyễn Chi Giang (trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Thanh Xuân, Hà Nội) mong muốn các học sinh phải nêu cao tinh thần tự giác trong học tập, rèn luyện để đạt được kết quả cao.

Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Chi Giang (trường Tiểu học Đặng Trần Côn, Thanh Xuân, Hà Nội), một tấm gương tiêu biểu trong đội ngũ giáo viên của nhà trường. Qua nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục, đồng nghiệp luôn nhận xét cô với những mỹ từ đáng quý “người lái đò cần mẫn”, “người đưa con đò trí tuệ”; người giáo viên có tài khởi tạo, tiếp lửa, truyền cảm hứng sáng tạo và niềm say mê học tập cho các thế hệ học trò thân yêu.

Duyên với nghề giáo

Đến với nghề, yêu nghề, say nghề đều bắt nguồn từ chữ duyên, cô Chi Giang cũng vậy. Cô đến với nghề giáo bằng cái duyên của nữ sinh nhà nghèo mong ước vượt qua những khó khăn, khổ cực của cuộc sống bằng con đường tri thức, tự lực đi lên. Chính vì vậy, ngay từ khi còn học cấp 3, Chi Giang đã xác định hướng đi cho chính mình là theo học ngành sư phạm để trở thành một cô giáo. “Giang đến với nghề giáo ban đầu chỉ nghĩ đơn giản, đi học không mất học phí, dễ kiếm học bổng sẽ đỡ vất vả cho bố mẹ. Nghề giáo sẽ giúp Giang đạt được mơ ước phát triển bản thân bằng con đường tri thức” – Chi Giang nói. Đồng thời cô giáo Giang cũng bày tỏ, khi bước chân vào giảng đường đại học, ngay năm đầu cô đã hăng say học tập, tham gia hoạt động của các câu lạc bộ sinh viên, làm gia sư để kiếm tiền trang trải việc học hành. Đến thời điểm đó cô mới hiểu rõ được sự cao cả, thiêng liêng của nghề giáo, của nghề trồng người.

Cô Giang nhận thấy vào ngành giáo dục chính là một trong những lựa chọn đúng đắn, sáng suốt nhất cuộc đời mìnhCô Giang nhận thấy vào ngành giáo dục chính là một trong những lựa chọn đúng đắn, sáng suốt nhất cuộc đời mình

Tình yêu nghề giáo ngày càng được vun đắp sâu sắc hơn khi hàng ngày cô nhìn thấy sự cố gắng, nỗ lực của học trò, sự tin tưởng, ủng hộ, yêu thương từ phụ huynh, học sinh. Từ đó cô giáo Giang luôn tâm niệm, đến với nghề là chữ duyên, yêu nghề, say nghề là tình cảm chân thành. Trong đó, vai trò quan trọng của người giáo viên với sự nghiệp trồng người là trách nhiệm. Bởi đã mang danh chữ “thầy, cô” giáo là phải có trách nhiệm truyền đạt kiến thức, tri thức cho học sinh; dạy dỗ uốn nắn học sinh đi đúng quỹ đạo; đồng thời phải xứng đáng là tấm gương giáo viên có nhân cách, đạo đức để học sinh noi theo. Theo cô Giang, “khi chính thức trở thành người giao viên, Giang nhận thấy vào ngành giáo dục chính là một trong những lựa chọn đúng đắn, sáng suốt nhất cuộc đời mình. Giang đã lấy đó trở thành động lực vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp giảng dạy để hoàn thành nhiệm vụ và gắn bó với nghề cho đến ngày hôm nay”.

Một đồng nghiệp từng gắn bó nhiều năm với Chi Giang nhận xét, gần 20 năm làm công tác giảng dạy, người giáo viên ấy chưa bao giờ vơi bớt đi tình yêu nghề. Với Giang, trong mỗi tiết dạy luôn đem đến những điều mới mẻ, hấp dẫn và thú vị. Mỗi bài giảng đều thể hiện được phong cách riêng của người giáo viên say nghề, hết mình với nghề và truyền cảm hứng học tập cho học sinh thân yêu. Dù đang đứng lớp hay sinh hoạt ngoại khóa, Giang luôn thể hiện được rõ vai trò khởi tạo, tiếp lửa lòng say mê sáng tạo và truyền năng lượng tích cực cho học sinh. “Chi Giang có tính cách khá cởi mở, hòa đồng và thân thiện. Với học sinh Giang luôn chiếm được tình cảm thân thương của các em bởi sự gần gũi, vui vẻ, nhiệt tình và chu đáo. Ở góc độ chuyên môn, cô Giang được đánh giá là một tấm gương sáng của Trường Đặng Trần Côn bởi kiến thức vững, phương pháp giảng dạy tốt, tâm huyết với nghề”.  

Từ ngày bắt đầu giảng dạy đến nay, cô Chi Giang luôn được các em học sinh quý trọng, phụ huynh học sinh yêu mến, tin tưởng và nể phục. Các thế hệ học sinh của cô mặc dù đi học lên cao, hay đã đi làm nhưng vẫn nhớ về cô giáo Giang, coi cô như người mẹ thứ 2 để tâm sự để hỏi ý kiến, thậm chí có bạn dù chuyển đến nơi học mới, thành phố khác nhưng khi về Hà Nội vẫn liên lạc hỏi thăm cô… đó là tình cảm vô cùng trân quý mà học sinh dành tặng cô.

Truyền dạy kiến thức bằng tình yêu thương chân thành

Trong bối cạnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc dạy và học đều thông qua hình thức trực tuyến, bên cạnh ưu thế cũng tồn tại không ít thách thức và bất cập. Theo Chi Giang, dù dạy và học trực tiếp hay trực tuyến cũng cần phải có phương pháp thích nghi, phù hợp, không thể qua loa, dễ dãi. Phương châm lấy chất lượng làm đầu, lấy học trò làm trung tâm, mỗi tiết học trực tuyến đều được Chi Giang đầu tư nghiên cứu kỹ, để có thể truyền đạt kiến thức tới các học sinh một cách tốt nhất, giúp học sinh hiểu sâu, nắm chắc kiến thức từng bài, từng phần.

Cô Giang cũng mong có sức khỏe thật tốt, soạn những bài giảng hay, hấp dẫn, bổ ích để giảng dạy tránh cho các con nhàm chán với việc học qua onlineCô Giang cũng mong có sức khỏe thật tốt, soạn những bài giảng hay, hấp dẫn, bổ ích để giảng dạy tránh cho các con nhàm chán với việc học qua online

“Kiến thức hiện nay thay đổi hàng ngày, hàng giờ vì vậy bên cạnh việc giảng dạy, Giang phải liên tục tự học, tự trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ và nghiệp vụ. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ số, việc up date các phần mềm, ứng dụng, các phương pháp dạy mới luôn được Giang chú trọng đầu tư. Vì Giang cho rằng, phải đầu tư tìm tòi, học hỏi thì mới có hình thức, phương pháp phù hợp để triển khai nhiệm vụ giảng dạy của mình. Học trực tuyến khả năng tương tác thấp hơn so với trực tiếp nên hệ thống bài giảng cần logic, khoa học, dễ hiểu, hấp dẫn, thu hút học sinh, giúp học sinh nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất” – Chi Giang bày tỏ.

Khi hỏi cảm nhận về cô giáo của mình, em Vương Thành Nam, học sinh lớp 4A1 bày tỏ, cô Giang dạy rất dễ hiểu, con tiếp thu bài học khá nhanh. Con thấy cô rất tình cảm, vui tính, nhất là mỗi lần cô làm thơ trêu các bạn hay dạy các bạn hát… đều tạo cho con và các bạn không khi vui tươi.

Đồng thời, cô Giang tiết lộ, phương pháp giảng dạy phải linh hoạt theo từng tiết học làm sao phù hợp, thường xuyên quan sát, tạo hứng thú cho học trò ngay từ đầu tiết học bằng hình ảnh, âm thanh hấp dẫn thông qua trò chơi, sau đó gợi cho học sinh sự mong muốn muốn khám phá, dẫn dắt cái mới để các em thấy thú vị, kích thích trí tò mò muốn tìm hiểu xem hôm nay học cái gì… Tức là cảm thấy thú vị ngay từ đầu. Tùy theo từng nội dung, hoạt động để sử dụng phương pháp khác nhau như quan sát, trực quan… Với hoạt động nhóm thường sử dụng kỹ thuật dạy học hiện đại, thảo luận, đóng vai, kể chuyện... cần sự ứng biến linh hoạt trong từng giờ dạy. Tuy nhiên, tất cả phương pháp đó phải phù hợp, hướng học sinh là trung tâm, để cho học sinh được trao đổi nhiều, tự nói ý kiến, suy nghĩ, phát huy sự hiểu biết. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, gợi mở để học sinh hướng tới mục đích đạt được.

Chị Đoàn Quang Lam, phụ huynh học sinh của cô Giang cho hay, với học sinh tiểu học, nếu không hiểu bài thì sẽ quên ngay nhưng nếu hiểu sâu được bài học thì kiến thức sẽ được các em nhớ rất lâu và hào hứng học tập. Cô giáo Giang đã thấu hiểu và làm rất tốt nhiệm vụ trồng người. Cô Giang đã truyền đạt kiến thức cho các con bằng sự chân thành, tỷ mỉ, chi tiết và coi học sinh như bạn. Cô luôn tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư của các bạn nhỏ để truyền cảm hứng học tập, khơi gợi sự tìm tòi, trí sáng tạo cho học sinh của mình.

Không riêng gì anh Quang Lam, khi nhắc đến cô Chi Giang, hầu hết phụ huynh có con theo học lớp cô Giang đều có chung nhận xét: cô giáo rất thân thiện, tâm huyết, nhiệt tình. Mặc dù học online nhưng các con rất hào hứng học tập, phát biểu… điều đó khẳng định được khả năng truyền đạt kiến thức cũng như kỹ năng sư phạm của cô rất tốt; bố mẹ yên tâm với kiến thức các con đã lĩnh hội và tiếp thu được qua bài giảng của cô. “Cô Chi Giang rất tâm huyết với các con, cô nhiệt tình, gần gũi, tình cảm với các con. Dù dạy online nhưng cô nắm bắt được hầu hết tính cách của các con trong lớp, từ đó có áp dụng phương pháp phù hợp với từng bạn” - chị Phạm An phụ huynh học sinh lớp 4A1 cho biết.

Lan tỏa thông điệp: Văn hóa, trí tuệ là sức mạnh, tài sản vô giá

Cô Chi Giang cho rằng, ở cấp tiểu học, kiến thức, nhân cách là nền tảng quan trọng, là hành trang theo các con suốt cuộc đời, giống như cái cây, nếu từ gốc rễ không vững, cây càng lớn càng rất dễ đổ. Các con cũng vậy, ngay từ bé được đào tạo, uốn nắn bài bản, chi tiết sẽ giúp các con phát triển đúng quỹ đạo, trở thành người có ích cho xã hội. Các con chính là mầm non tươi sáng, là sức mạnh mềm của văn hóa người Việt Nam. Do đó, việc dạy học sinh học đều tất cả các môn, phát huy được vốn hiểu biết của các con áp dụng vào trong bài học, trong cuộc sống là điều cần thiết, không bao giờ thừa.

Từ kiến thức trong bài học mở rộng ra để giáo dục các kỹ năng cần thiết cho học sinh như kỹ năng: giao tiếp, ứng xử, sử dụng ngôn ngữ, uốn nắn các trò thân yêu từ lời nói, cách diễn đạt hay áp dụng những kiến thức trong bài học vào cuộc sống theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và hướng cho học sinh sự lỗ lực sửa bản thân… là việc làm luôn được cô giáo Giang quan tâm.

Cô giáo Chi Giang tâm luôn nhìn nhận, những kiến thức văn hóa, sự sáng tạo của trí tuệ chính là sức mạnh, là tài sản vô giá của mỗi người, là hành trang bước vào tương lai của các con.Cô giáo Chi Giang tâm luôn nhìn nhận, những kiến thức văn hóa, sự sáng tạo của trí tuệ chính là sức mạnh, là tài sản vô giá của mỗi người, là hành trang bước vào tương lai của các con.

Trong câu chuyện của mình, cô Giang luôn tâm niệm, với vai trò là người lái đò, cô luôn khuyên học trò tuổi nhỏ làm việc nhỏ, các con phải rèn luyện, học tập để có văn hóa, có tri thức để làm chủ cuộc sống của mình sau này. Bởi những kiến thức văn hóa, sự sáng tạo của trí tuệ chính là sức mạnh, là tài sản vô giá của mỗi người, là hành trang bước vào tương lai của các con. Không ai có thể học thay các con, cô hay bố mẹ các con chỉ có thể tiếp lửa, động viên tinh thần trên mỗi bước đường các con đi sau này.  

Được biết, nhiều năm liền cô Chi Giang đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, giải viết chữ đẹp, Bằng khen của trung ương đoàn vì tích cực trong phong trào hoạt động đội. Đặc biệt, trong cuộc thi kể chuyện học tập làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cô Chi Giang cũng giành đươc giải thưởng cao. Ngoài là một giáo viên có chuyên môn giỏi, cô Chi Giang còn được tin tưởng, đảm nhận vai trò thư ký hội đồng trường.

HUYỀN HOA

Tin cùng chuyên mục

Phát động cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024″

Phát động cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024″

(PNTĐ) - Hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 và Thực hiện Quyết định số 1079 ngày 14/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam 2024”.
Phố Sách Xuân 2024 chính thức khai mạc

Phố Sách Xuân 2024 chính thức khai mạc

(PNTĐ) - "Tri thức trao tay - Xuân vạn điều may" là chủ đề của chương trình "Phố Sách Xuân Giáp Thìn 2024", một trong những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2024) và đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.
Khi những cái tên mới đã thành biểu tượng

Khi những cái tên mới đã thành biểu tượng

(PNTĐ) - Năm 2011, sau cuộc bầu chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thiên nhiên thế giới mới, người ta mới bàn nhau rằng, bao năm qua, hình như du lịch Việt Nam chỉ có những điểm đến có sẵn, chứ chưa từng ghi dấu ấn bởi bất kỳ một công trình du lịch đương đại nào. Những công trình gần hơn cả, nếu không phải từ thời nhà Nguyễn hay những kiến trúc Pháp thuộc, thì cũng là những dấu ấn gắn với chiến tranh. Đó dường như là một điểm yếu của du lịch Việt Nam.  Thế nhưng, sau hơn 10 năm, mọi thứ đều đã khác.