3 thập kỷ đón Giao thừa tại Hồ Gươm

Chia sẻ

PNTĐ-Gần 30 năm làm việc quanh hồ Gươm, chị Hiếu đã góp phần vào việc duy trì vệ sinh môi trường đô thị cho khu vực Hồ Gươm – trái tim của Tổ quốc.

 
Chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu (sinh năm 1968), Tổ trưởng Tổ môi trường 1 - chi nhánh Hoàn Kiếm, công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) tiếp tục là nữ công nhân vệ sinh môi trường được đề cử để TP vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2019.
 
3 thập kỷ đón Giao thừa tại Hồ Gươm - ảnh 1
Nụ cười thân thiện của chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu đã trở thành hình ảnh đẹp ở khu vực hồ Hoàn Kiếm gần 30 năm qua

 
Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị Nguyễn Thị Thanh Hiếu phải nghỉ học giữa chừng để đi làm phụ giúp gia đình. Trải qua nhiều công việc khác nhau, năm 1991, chị Hiếu xin vào làm công nhân của công ty Urenco, chi nhánh Hoàn Kiếm và gắn bó với chiếc chổi tre cho đến bây giờ. Gần 30 năm làm việc quanh hồ Gươm, chị Hiếu đã góp phần vào việc duy trì vệ sinh môi trường đô thị cho khu vực Hồ Gươm – trái tim của Tổ quốc.
 
Chị Hiếu chia sẻ: “Chúng tôi không chỉ là người quét rác, tập kết rác mà còn tuyên truyền, vận động người dân vứt rác đúng chỗ, đúng giờ, có những thói quen và hành vi tốt với môi trường. Khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm hiện đã trở thành phố đi bộ, cứ đến cuối tuần tập trung đông người tham quan, thư giãn. Lượng rác theo đó cũng nhiều theo nhưng chúng tôi phải đảm bảo khu vực này luôn sạch, đẹp.
 
Một ca làm việc là 8 tiếng, nhưng hầu như ngày nào chị em cũng phải làm thêm giờ. Ca đêm bắt đầu từ 19h và kết thúc lúc 1 - 2h sáng hôm sau. Vào cuối tuần, một ca làm việc sẽ kéo dài đến 4 - 5h sáng”. Tuy nhiên, do thu nhập còn thấp nên chị Hiếu thường tăng ca tối. Từ năm 2008, được tín nhiệm làm Tổ trưởng và vinh dự trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, chị Hiếu làm chính vào ca đêm. Điều này cũng có nghĩa là, 28 năm gắn bó với công việc này, “tôi đã đón gần như 28 Giao thừa quanh hồ Hoàn Kiếm” – chị Hiếu kể lại và giọt nước mắt rơi trên má.
 
“Những ngày mới đi làm, các con còn nhỏ, tôi khá vất vả. Chồng tôi làm bảo vệ, hai vợ chồng thường làm ca đêm, hai con nhờ ông bà hoặc hàng xóm trông giúp. Có năm, kết thúc công việc cũng sắp đến Giao thừa, tôi về nhà mẹ đón con, nhưng tìm kiếm mãi không có xe ôm hoặc taxi, ai cũng muốn ở bên gia đình đón Giao thừa, thế là ba mẹ con vừa dắt nhau đi bộ vừa khóc.
 
Hay có những đêm Giao thừa, khi tiếng đồng hồ đã đếm ngược chào đón thời khắc năm mới đến, pháo hoa tưng bừng trên bầu trời trong khi mình vẫn cầm chổi, dù có thoáng chạnh lòng, nhưng nhìn thấy trên gương mặt mọi người xung quanh toàn là niềm vui, nụ cười, trong tôi lại nhen lên niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.
 
Mấy năm nay, cứ qua Giao thừa là có một gia đình trẻ dừng xe trước chỗ chúng tôi làm việc, bố mẹ và hai con nhỏ xách quà và tặng lì xì cho chị em. Họ hỏi thăm và bắt tay, chúc Tết chúng tôi như những người bạn thật gần gũi. Và còn nhiều tình cảm đời thường, những nụ cười trao gửi hàng ngày trên mỗi tuyến phố mà chúng tôi và chiếc thùng rác đi qua. Đó là lý do mà tôi mãi không thể bỏ được công việc này”. 
 
Hiện nay, chị Hiếu còn được phân công quản lý công việc thu gom rác trên địa bàn, thu phí vệ sinh môi trường các cơ sở kinh doanh trên địa bàn phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm. Chị Hiếu chia sẻ: “Làm tổ trưởng đòi hỏi phải tâm lý, công bằng, tạo sự thoải mái và quan tâm nhiều hơn nữa đến tâm tư của chị em. Tôi cũng phải sắp xếp hài hòa giữa công việc và chăm lo gia đình”.
 
Sau những giờ làm việc vất vả, trở về với gia đình, niềm hạnh phúc của chị Hiếu là sum vầy bên hai con gái ngoan ngoãn, đều đã trưởng thành. Ở tuổi 50, chuẩn bị đón cháu ngoại nhưng nét mặt chị vẫn rạng rỡ và tươi trẻ, bởi với chị, mỗi ngày làm xong việc, thu gom rác sạch sẽ, đúng giờ chính là điều vui sướng nhất. “Tôi chẳng nghĩ đến ngày tôi lại được TP vinh danh với danh hiệu cao quý Công dân Thủ đô Ưu tú”. Tôi tự hứa phải sống sao cho xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy.
Quỳnh Anh 

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.