Bộ tứ thu gom rác thải điện tử tại nhà

Chia sẻ

PNTĐ-Nhận thấy mối nguy hại của việc xả rác thải điện tử (RĐT) không đúng quy trình, một nhóm gồm 4 bạn trẻ đã tình nguyện đi thu gom RĐT tại nhà.

 
Nhận thấy mối nguy hại của việc xả rác thải điện tử (RĐT) không đúng quy trình, một nhóm gồm 4 bạn trẻ đã tình nguyện đi thu gom RĐT tại nhà với mong muốn góp phần bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sống.
 
Ý tưởng lớn gặp nhau
 
Giới thiệu với chúng tôi, chị Lê Hoàng Phương (SN 1985, trú tại phố Trần Cung, quận Cầu Giấy) - trưởng nhóm thu gom RĐT tại nhà cho biết: Nhóm có 4 thành viên, đều là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước và có tình yêu đặc biệt với môi trường. Nhận thấy mối nguy hại của việc xả RĐT không đúng quy trình, cả nhóm bảo nhau, nếu chỉ đơn giản đăng những bài cảnh báo lên mạng xã hội thì những thông tin thiết thực khó có thể đến hết được với người dân.
 
Từ đó, “chúng mình quyết định hành động bằng cách trực tiếp đến nhà người dân có nhu cầu thu gom, sau đó phân loại để chuyển RĐT về đúng nơi quy định”, chị Phương nói. Thông qua việc thu gom kết hợp tuyên truyền, nhóm mong muốn các gia đình hiểu rằng, RĐT độc hại không thể để chung với rác thải sinh hoạt, từ đó thay đổi nhận thức và hành động, chủ động mang RĐT đến các thùng thu gom.
 
Bộ tứ thu gom rác thải điện tử tại nhà - ảnh 1
Chị Lê Hoàng Phương và tình nguyện viên trong nhóm đến nhà dân thu gom rác thải điện tử

 
Theo chị Phương, RĐT gồm tivi, máy in, máy fax, vi tính, điện thoại, máy tính bảng, camera, máy ảnh, pin cũ, dây điện, các thiết bị linh kiện rời rạc khác... Bên trong chúng chứa nhiều vật liệu, hóa chất độc hại như: thủy ngân, chì, agon, panadium, đồng, nhôm, sắt, kẽm… có thể gây ra bệnh ung thư, đường hô hấp, tim mạch và thần kinh... “Không phân loại từ nguồn sẽ khó xử lý RĐT. Chôn lấp RĐT tốn nhiều diện tích đất và rất khó phân hủy; hóa chất độc hại sẽ rò rỉ xuống đất và nguồn nước ngầm ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, động vật, các vi sinh vật”.
 
Vì sự nguy hiểm như vậy, các bạn trong nhóm đã tranh thủ thời gian rảnh sau giờ làm việc thu gom RĐT, tập hợp rồi chuyển đến những điểm thu gom gần nhất. Ngoài việc thu gom tại nhà, người dân có thể mang rác thải điện tử đến 5 địa điểm: Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (đối diện số 45 Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy); Nhà văn hóa UBND phường Quán Thánh (số 12 đường Phan Đình Phùng, phường Quán Thánh, Ba Đình); UBND phường Thành Công (số 9 đường Thành Công, quận Ba Đình); Ban quản lý công trình công ích Hoàn Kiếm (số 1 Trần Quang Khải); Chi cục Bảo vệ môi trường (số 17 Trung Yên III, Cầu Giấy).
 
Những chuyển biến tích cực
 
Mới được thành lập chưa lâu nhưng số lượng RĐT được bộ tứ tình nguyện thu gom khá nhiều. Thông tin, hoạt động tự nguyện của nhóm trên mạng xã hội được cộng đồng hưởng ứng nhiệt tình, thể hiện sự yêu thích và chia sẻ rộng rãi, lan tỏa việc làm ý nghĩa, thiết thực. 
 
Sau một thời gian gom đủ một lượng RĐT nhất định, gia đình chị Đoàn Hương Huệ ở số 283 Khương Trung, Thanh Xuân lại gọi điện nhờ nhóm tình nguyện chuyển đến nơi xử lý. Đồ điện tử không dùng đến, chị Huệ thường bọc lại cẩn thận, cất vào một vị trí kín đáo trong nhà, tránh để trẻ con tiếp xúc vào. Chị Huệ chia sẻ: “Qua tìm hiểu, tôi được biết RĐT rất nguy hại cho cuộc sống; nó có thể ngấm vào đất và ảnh hưởng đến nguồn nước rồi ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe của chính chúng ta nên tôi không vứt RĐT bừa bãi, lẫn lộn vào rác thải sinh hoạt mà giữ lại để chuyển đến nơi xử lý chuyên dụng”. 
 
Việc thu gom RĐT tuy mất thời gian nhưng được tất cả các thành viên trong gia đình chị Huệ ủng hộ. Chồng chị Huệ là anh Đặng Văn Thùy, một người rất đam mê tìm hiểu, nghiên cứu công nghệ cho biết thêm: Sau khi khám phá các mạch điện tử, tôi thường gom chúng lại và cất vào chỗ kín, khi nào được kha khá thì nhờ nhóm các bạn tình nguyện hỗ trợ thu gom. Điều quan trọng nhất theo anh Thùy, đó là ý thức rõ ràng về sự độc hại của RĐT; nếu không được xử lý triệt để sẽ dẫn đến ô nhiễm không khí, đất, nước, thực phẩm và ảnh hưởng tới cuộc sống con người. Bởi vậy, việc thu gom không những giảm thiểu được lượng rác điện tử thải ra môi trường mà còn bảo vệ sức khỏe con người. 
 
Nếu mỗi gia đình đều nhận thức được việc nên phân loại thu gom RĐT hằng ngày sẽ tạo nên một cộng đồng xanh sạch đẹp. RĐT tuy độc hại nhưng cũng rất có giá trị nếu có cách tái chế phù hợp, có thể thu hồi những kim loại quý. Đây là một cách để con người tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt.
 
Bạch Mã 

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.