Đã lái xe, đừng uống rượu bia

Chia sẻ

PNTĐ-Chưa bao giờ, các cơ quan chức năng và người dân cùng đồng thuận lên tiếng chấm dứt tình trạng lái xe lạm dụng rượu bia mạnh mẽ và quyết liệt như hiện nay.

Ngày 8/5, Hội Phụ nữ phường Phương Liên, quận Đống Đa đã tiếp nhận 270 triệu đồng là số tiền các nhà hảo tâm ủng hộ hai cậu con trai của chị Lê Thị Thu Hà - nữ công nhân môi trường, nạn nhân xấu số bị thiệt mạng do “xe điên” gây ra trên đường Láng hồi cuối tháng 4.  Hai ngày sau đó, Nhà hát Kịch Việt Nam cũng trao tới gia đình chị Đinh Thị Hải Yến - nạn nhân vụ tai nạn tại hầm chui Kim Liên rạng sáng ngày 1/5 - khoản tiền hơn 300 triệu đồng. Tiền lãi hàng tháng từ các khoản tiết kiệm trên được sử dụng để hỗ trợ việc học tập, sinh hoạt cho các cháu nhỏ là con những nạn nhân thiệt mạng vì tai nạn giao thông do xe điên gây ra.
 
Sự quan tâm kịp thời của cộng đồng xã hội đã giúp xoa dịu phần nào nỗi đau mà các gia đình đang gánh chịu. Tuy nhiên, từng ngày từng giờ, trên những cung đường, tai nạn giao thông vẫn đang để lại hậu quả nặng nề và thương tâm. Chúng ta không được phép quên rằng, trung bình mỗi ngày có hơn 20 người phải bỏ lại sinh mạng vì tai nạn giao thông, hàng chục người khác bị thương; trong đó rượu bia là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Đó là lý do để Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và UBND TP Hà Nội phối hợp tổ chức sự kiện Đi bộ kêu gọi hành động “Đã uống rượu bia - Không lái xe” vào sáng 12/5 vừa qua.
 
Gần 8.000 người đã tham gia sự kiện, trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo Chính phủ, TP Hà Nội, các bộ ngành; các văn nghệ sĩ và cả những người khuyết tật - nạn nhân vô tội do tai nạn giao thông gây ra. Trong những người tham gia đi bộ cuối tuần qua, ngoài những người mẹ, người vợ còn có nhiều đấng nam nhi thực thụ. Nhiều người chắc hẳn đã từng nhấp vài ngụm rượu, ngụm bia rồi vô tư lái xe trên đường nhưng khi chứng kiến những trẻ thơ bơ vơ rời vòng tay mẹ cũng đã đồng lòng lên tiếng tẩy chay những hành vi lạm dụng rượu bia.
 
Nhiều lái xe chính thức dán lên cánh cửa hay vô lăng những tấm đề can: “Đã uống không lái - Đã lái không uống”, “Say xỉn lái xe là tội ác”, ‘Đã uống rượu bia - không được lái xe”… Cộng đồng xã hội đã và đang sẵn sàng để cự tuyệt những ly rượu, cốc bia, cho dù có được bao biện bằng những lý do “ngon”, “bổ” tới mức nào.
 
Tuy nhiên, để không còn phải chứng kiến và xót xa trước những cái chết đau thương do “xe điên” gây ra; những gì chúng ta đã biết, đã và đang làm là chưa đủ. Chắc chắn không thể bằng câu nhắc nhở “uống đi”, nhưng “nhớ là sau đó... đừng lái xe” sẽ tránh được tai nạn giao thông hay những hệ lụy khác bởi không có ngưỡng an toàn nào cho rượu bia.
 
Vì thế, bên cạnh các giải pháp tuyên truyền đã được thực hiện hiệu quả trong thời gian qua, cần có những “phương thuốc đặc trị” mạnh mẽ hơn. Đó là cần nhanh chóng xây dựng hệ thống các giải pháp phục vụ cho việc xử lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông theo các mức độ khác nhau, ở các góc độ xử lý hành chính, hình sự, giáo dục và giải pháp kinh tế. Trong đó, tăng chế tài xử phạt với người vi phạm nồng độ cồn, chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông; phạt nặng và phạt lũy tiến với hành vi tái phạm.
 
Tại nhiều nước trên thế giới đã áp dụng giải pháp kinh tế và đã phát huy hiệu quả rất tốt. Họ áp dụng các quy định về bảo hiểm (bắt buộc) tăng dần, thậm chí là rất nặng đối với các lái xe có hành vi vi phạm. 
 
Cùng với đó, cần tính đến việc bổ sung hình thức xử phạt mang tính chất răn đe, giáo dục như lao động công ích (thu gom rác, nạo vét sông...). Vấn đề này đã được đặt ra một cách rất nghiêm túc trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa được tổ chức đã cho thấy những nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc kiềm chế tai nạn thương tâm do “xe điên” gây ra và có tác dụng thức tỉnh với những lái xe coi thường, chủ quan với tính mạng của người đi đường. “Phải xem việc sử dụng chất kích thích trước khi cầm lái là một tội ác.
 
Vì thế, không có lý do nào đủ sức mạnh để biện hộ cho sự cảm thông trong việc xử lý lái xe lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Điều quan trọng hơn, dù luật pháp có tăng nặng và bổ sung thêm các hình phạt, cần nghiêm minh, công tâm và mạnh mẽ trong xử lý. Lâu nay, chúng ta đã nhiều lần ra quân kiểm tra nồng độ cồn, xử phạt lái xe vi phạm - lực lượng chức năng đã làm từ nhiều năm nay nhưng “xe điên” không giảm.
 
Để việc thực thi luật hiệu quả, mang tính răn đe, giáo dục và cảnh tỉnh, cần quyết liệt không thỏa hiệp, không có vùng cấm hay dùng “quyền trợ giúp” để xuề xòa, du di bỏ qua” - một chuyên gia giao thông khẳng định.
 
 
Hồng Nga 

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.