Giải pháp nào chấm dứt tình trạng xuống cấp vỉa hè?

BẢO NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Tình trạng vỉa hè nhanh xuống cấp, bong, vỡ, lún…sau một thời gian sử dụng, gây ảnh hưởng đến giao thông lẫn mỹ quan đô thị khiến cho người dân bức xúc không chỉ diễn ra ở Hà Nội, mà còn là tình trạng phổ biến ở nhiều đô thị lớn trên cả nước.

Giải pháp nào chấm dứt tình trạng xuống cấp vỉa hè? - ảnh 1
Nhiều tuyến vỉa hè vừa lát xong đã xuống cấp. (Ảnh: Internet)
 

Để chấm dứt tình trạng vỉa hè nhanh xuống cấp đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ, chứ không chỉ nằm ở vấn đề đá lát vỉa hè có bền vững hay không.

Tại Hà Nội, năm 2016, Thành phố ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Theo đó, vỉa hè của 900 tuyến đường ở 12 quận nội thành sẽ được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm sử dụng, vỉa hè Hà Nội ở nhiều tuyến phố đã xuống cấp, phải thay mới, sửa chữa. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi về chất lượng của các công trình vỉa hè, gây tốn kém, lãng phí lớn cho ngân sách Thành phố, cũng như của Nhà nước. 
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn tận gốc rễ của vấn đề thì tình trạng vỉa hè xuống cấp không hẳn nằm ở vấn đề “tuổi thọ” của gạch, đá lát. Có những tuyến phố, dù vật liệu gạch, đá lát chất lượng nhưng chỉ sau vài năm sử dụng, thậm chí là chỉ sau một thời gian ngắn đã xảy ra hiện tượng nứt, vỡ phải làm lại. Và nguyên nhân được chỉ ra là việc thi công lát vỉa hè như đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, cùng với đó là công tác kiểm thu công trình chưa cao dẫn tới công trình kém chất lượng, chưa đạt đúng với yêu cầu chuẩn đã được đưa vào sử dụng. Đồng thời, công tác bảo trì, bảo dưỡng khi công trình được đưa vào sử dụng cũng không được quan tâm đúng mức, thậm chí là “bỏ qua”. 

Một nguyên nhân khác đã và đang khiến vỉa hè của nhiều thành phố lớn trên cả nước, trong đó có Hà Nội, TP Hồ Chí Minh bị nhanh chóng xuống cấp là do vỉa hè chưa được sử dụng đúng với công năng của nó. Hiện nay, vỉa hè không chỉ để dành riêng cho người đi bộ mà còn được trưng dụng làm “bãi đỗ xe” ôtô, xe máy, làm chỗ bán hàng, và đặc biệt còn trở thành “làn đường” riêng của xe máy mỗi khi giao thông quá tải, ùn tắc trên các tuyến phố trong các giờ cao điểm. Nói cách khác, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, sử dụng vỉa hè không đúng công năng đã và đang tồn tại phổ biến. Và nó chỉ được giải quyết tạm thời trong các đợt ra quân cao điểm của các lực lượng chức năng. Sau các đợt ra quân, tình trạng lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn như trước. 

Bên cạnh đó, tình trạng đào, cạy vỉa hè lên để hạ ngầm đường dây của các đơn vị điện, viễn thông, truyền hình… cũng đang diễn ra thường xuyên. Các đơn vị sau khi “phá” vỉa hè để thi công đã không hoàn trả lại đúng hiện trạng ban đầu, đúng yêu cầu kỹ thuật. Hay, tình trạng người dân tự ý đục vỉa hè để làm lối lên xuống, cơi nới vỉa hè để trưng dụng làm không gian riêng để bán hàng, kinh doanh… Cứ thế, vỉa hè nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp như dư luận phản ảnh. 
Như vậy, tình trạng vỉa hè xuống cấp đã không còn nằm ở câu chuyện đá lát vỉa hè có “tuổi thọ” quá ngắn so với thời hạn bền vững 70 năm như khẳng định của các đơn vị liên quan. Nó còn đến từ nhiều nguyên nhân và cần một giải pháp tổng thể để giải quyết vấn đề này. Đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội là địa phương chịu áp lực dân số rất cao, hạ tầng giao thông đang quá tải trong nhiều năm trở lại đây. 

Để giải quyết vấn đề, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản 12540/VP-ĐT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn về công tác lát đá vỉa hè trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội tại văn bản số 1385/2019/UBND-ĐT về việc triển khai thực hiện những dự án đầu tư xây dựng lát đá vỉa hè các tuyến đường phố trên địa bàn một số quận. Đồng thời, Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị khẩn trương kiểm tra đánh giá, thực hiện các giải pháp đồng bộ để khắc phục tình trạng hỏng hóc, xuống cấp của vỉa hè, đảm bảo an toàn cho người dân, phương tiện khi tham gia giao thông và mỹ quan đô thị.

UBND Thành phố giao Sở Xây dựng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để phối hợp với các sở, ngành Thành phố và đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã trong việc sử dụng vật liệu lát hè, vỉa hè, kết cấu hè và thẩm định, quy trình kỹ thuật trong thi công xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng công trình theo phân cấp, đảm bảo phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.