Hà Nội hoàn thiện Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 13-6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan, lấy ý kiến hoàn thiện Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc...

 
Ngày 13-6, UBND TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành liên quan, lấy ý kiến hoàn thiện Đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố, giai đoạn năm 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng dự.
 
Đề án đưa ra 6 nhóm giải pháp, bao gồm: Quản lý số lượng phương tiện; quản lý chất lượng phương tiện; quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện; phát triển và nâng cao hiệu quả vận tải hành khách công cộng; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý; tăng cường công tác quản lý nhà nước. Lộ trình thực hiện chia làm 3 giai đoạn.
 
Trong đó, giai đoạn 2017-2018 tập trung thực hiện các giải pháp về quản lý phương tiện tham gia giao thông và tăng cường công tác quản lý nhà nước; giai đoạn 2017-2020 tập trung thực hiện các giải pháp quản lý số lượng, chất lượng phương tiện và phát triển vận tải hành khách công cộng; giai đoạn 2017-2030 triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp về đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng, rà soát điều chỉnh quy hoạch, bố trí hợp lý giao thông tĩnh; đến năm 2030 dự kiến dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
 
Đóng góp vào đề án, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, từng giai đoạn phải có mục tiêu cụ thể để điều chỉnh trong quá trình triển khai. Với nhóm giải pháp thứ 3 (quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện), trong trường hợp vận tải hành khách công cộng không đáp ứng được thì lộ trình cấm xe máy cần tính toán rất kỹ.
 
Đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) kiến nghị, chỉ nên hạn chế lưu hành xe máy ở một số tuyến, không cấm sở hữu; tổ chức phân vùng hạn chế có lộ trình để người dân biết và thích nghi. Đồng thời nên có đánh giá tác động của giải pháp này đến kinh tế - xã hội và dư luận nhân dân.
 
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng nhận định, việc triển khai đề án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đến phân cấp, phân quyền quản lý. Tuy nhiên, TP quyết tâm thực hiện với lộ trình và các giải pháp cụ thể. Rút kinh nghiệm thế giới, trong quá trình thực hiện, nếu có điểm chưa phù hợp thì sửa, điều chỉnh.
 
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cho rằng, quản lý phương tiện nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường là việc khó, lớn và "nóng". Thời gian qua, Thành ủy, HĐND, UBND TP và các sở, ngành đã tập trung tối đa, toàn diện cho nội dung này. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, TP tiếp thu và hoàn chỉnh đề án trước khi trình HĐND TP xem xét, thông qua.

PV

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.