Hiến kế vì một Thủ đô xanh - sạch - đẹp

Chia sẻ

PNTĐ-Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” lần thứ 4 đã đi đến chặng đích.

 
Cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” lần thứ 4 - năm 2019 do báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban An toàn giao thông TP Hà Nội phát động đã đi đến chặng đích. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 300 bài dự thi của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, bạn đọc, các cây bút chuyên và không chuyên đến từ các tỉnh, thành trong nước và người Việt Nam đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài... cho thấy sức lan tỏa mạnh mẽ của chương trình.
 
Hiến kế vì một Thủ đô xanh - sạch - đẹp - ảnh 1
Trao giải cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” lần thứ 3 - 2018

 
Những tấm lòng tâm huyết với Thủ đô
 
Qua 4 năm tổ chức, cuộc thi viết “Phụ nữ với trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị” ngày càng thu hút được sự quan tâm đặc biệt  của bạn đọc. Ngay từ khi mới phát động, Ban Tổ chức đã liên tục nhận được bài dự thi có chất lượng của các tập thể và cá nhân, đề cập đến nhiều vấn đề nổi cộm trong việc thực hiện an toàn giao thông và văn minh đô thị. 
 
Trăn trở trước thực tại, các tác giả đã tập trung kiến giải thực trạng, phân tích nguyên nhân và đề xuất nhiều giải pháp khả thi. Em Nguyễn Thái Uyên Nhi, học sinh lớp 8A2 trường THCS Ba Đình, quận Ba Đình - là thí sinh nhỏ tuổi nhất cuộc thi, thể hiện sự trăn trở, băn khoăn trước thực trạng nhiều bạn đồng niên không chấp hành hoặc đối phó với quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy. 
 
Nhi đưa ra giải pháp hay để khuyến khích giới trẻ đội mũ bảo hiểm bằng việc kể lại cách làm mà em và các bạn học sinh lớp 8A2 đã thực hiện rất hiệu quả. Các em đã quy tụ những bạn có năng khiếu hội họa trong lớp, thành lập “nhóm có hoa tay” để trang trí, biến mũ bảo hiểm cồng kềnh trở nên sống động, đầy màu sắc và hợp gu với giới trẻ.  
 
Cuộc thi còn nhận được nhiều bài viết tuyên truyền, giới thiệu các tấm gương dân vận giỏi trong thực hiện những phần việc khó, phức tạp của TP như giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm; xóa bỏ“lồng sắt, chuồng cọp” lấn chiếm, cơi nới không gian chung tại nhà cao tầng; xử lý triệt để tồn tại về ô nhiễm môi trường, vi phạm trong trật tự đô thị. 
 
Bên cạnh đó, người dân ghi nhận và đánh giá cao những chuyển động tích cực của chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc tiên phong ứng dụng công nghệ tạo thêm kênh kết nối, tương tác trực tiếp với người dân... Có thể kể đến mô hình ứng dụng công nghệ trong quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường của quận Cầu Giấy thông qua việc đưa trang facebook công khai “Vì quận Cầu Giấy xanh - sạch - đẹp” vào hoạt động; mô hình “phạt nguội” bằng hệ thống camera giám sát của liên ngành công an – giao thông vận tải xử lý vi phạm trên đường phố, quanh các bến xe lớn.   
 
Lan tỏa những giá trị tốt đẹp
 
Từ hơn 300 bài dự thi, qua các vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Ban giám khảo cuộc thi gồm Thượng tá Dương Đức Hải- Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ và đường thủy (CA TP Hà Nội), ông Lưu Xuân Bình – nguyên Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao thông TP, bà Lê Quỳnh Trang - Tổng Biên tập báo Phụ nữ Thủ đô đã làm việc hết sức khẩn trương, nghiêm túc để lựa chọn những bài viết xuất sắc nhất trao các giải, trong đó có: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba, 5 giải Khuyến khích và 5 giải Chuyên đề. 
 
Các thành viên Ban Giám khảo đều nhận định: Chính tình cảm, sự tâm huyết và hưởng ứng nhiệt tình của các tác giả - những độc giả yêu mến, gắn bó với báo Phụ nữ Thủ đô đã góp phần làm nên thành công của cuộc thi. Đúng như mong đợi, cuộc thi đã trở thành diễn đàn để những người yêu mến Thủ đô đóng góp ý kiến tâm huyết cùng xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, sáng - xanh – sạch – đẹp.
 
Nhiều tác giả gửi bài dự thi chia sẻ: Giải quyết những vấn đề liên quan đến trật tự an toàn giao thông và văn minh đô thị - nhiệm vụ lớn, khó khăn, phức tạp của một đô thị lớn với 10 triệu dân, có tốc độ đô thị hóa nhanh như Thủ đô Hà Nội - đòi hỏi thời gian, sự bền bỉ và kiên trì. Giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trong 2 lĩnh vực trên có vai trò quyết định tới việc xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
 
Vì vậy, ngoài việc biểu dương những cá nhân, tập thể có đóng góp cho cộng đồng thì mục đích lớn hơn được gửi gắm qua bài viết là lan tỏa những việc làm bình dị, nhỏ bé nhưng có ý nghĩa với cộng đồng để động viên, khích lệ, cổ vũ cán bộ, hội viên, khu dân cư, địa bàn khác mạnh dạn nhận phần việc khó, xử lý những tồn tại, bất cập ở chính nơi mình sinh sống và làm việc.
Đức Hạnh 

Tin cùng chuyên mục

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Huyện Phúc Thọ đẩy mạnh chuyển đổi số trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân

(PNTĐ) - Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn đề nghị ngành y tế cần đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống dịch bệnh, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời, tích cực triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án điện tử ở tất cả các cơ sở y tế…
Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

Lan tỏa văn hóa giao thông đến người dân Thủ đô

(PNTĐ) - Sáng 27/12, tại Trường Liên cấp Newton (quận Bắc Từ Liêm), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Công an TP, Sở GTVT, Sở GD&ĐT, Văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội… tổ chức Lễ tổng kết Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2024 và phát động Chương trình năm 2025.
Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

Bàn giải pháp phát triển đô thị Hà Nội xanh bền vững

(PNTĐ) - Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững. Hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, các doanh nghiệp và nhiều diễn giả là chuyên gia hàng đầu về phát triển quy hoạch, phát triển đô thị đã tập trung thảo luận các khung pháp lý,cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa các đô thị theo hướng xanh, bền vững.
Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

Phụ nữ làm nòng cốt, toàn thể nhân dân cùng vào cuộc

(PNTĐ) - Việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã mang lại chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn đó những hành vi ứng xử thiếu văn minh. Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình, các cấp Hội LHPN quận Nam Từ Liêm đã triển khai mô hình "Tổ dân phố văn hóa kiểu mẫu trong thực hiện quy tắc ứng xử", với nhiều hoạt động nhằm lan tỏa nếp sống văn minh trong cộng đồng.