Phụ nữ Thủ đô tiếp tục vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình hiệu quả thiết thực

Chia sẻ

Chiều ngày 25/11, Đại hội đã có nhiều ý kiến tham luận, với những mô hình, phương pháp để xây dựng, phát triển Hội LHPN các cấp.

Mở đầu là tham luận của đồng chí Đặng Thị Phương Hoa, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động TP Hà Nội với vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ.

Hiện nay, Liên đoàn Lao động Thành phố (LĐLĐ) đang quản lý 9.299 CĐCS, với tổng số 628.969 đoàn viên, trong đó có 352.222 nữ đoàn viên (chiếm tỷ lệ 56%). Trong những năm qua, các cấp Công đoàn Thành phố xác định công tác phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ là nhiệm vụ quan trọng, thông qua các hoạt động cụ thể sau:

Các cấp Công đoàn Thành phố tham gia với cơ quan chức năng xây dựng, triển khai thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ; tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp liên quan đến lao động nữ; tham mưu, đề xuất những chính sách có lợi hơn quy định của pháp luật cho lao động nữ; phối hợp tham gia sắp xếp lao động hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe và hoàn cảnh gia đình lao động nữ. Vận động chủ doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí lắp đặt 116 phòng vắt trữ sữa hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc.

Đồng chí Đặng Thị Phương Hoa tham luận tại Đại hộiĐồng chí Đặng Thị Phương Hoa - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP tham luận tại Đại hội.

Hướng dẫn, chỉ đạo Công đoàn cơ sở (CĐCS) xây dựng nội dung, thương lượng và ký kết Thỏa ước Lao động tập thể với những điều khoản có lợi hơn cho lao động nữ và thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đã có 60% doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ký được Thỏa ước Lao động tập thể, làm cơ sở để Công đoàn đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ công nhân lao động (CNLĐ); 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị cán bộ công chức viên chức; 66% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động; 82,04% đơn vị xây dựng được Quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Đã phối hợp tổ chức đối thoại giữa Công đoàn - Người sử dụng lao động - Người lao động để nắm tình hình tư tưởng, giải quyết những kiến nghị, những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đoàn viên, người lao động. Hàng năm, LĐLĐ Thành phố đều phối hợp với UBND và các Sở, ban, ngành Thành phố tổ chức Hội nghị đối thoại, lắng nghe và giải quyết các kiến nghị của CNLĐ, cán bộ CĐCS và chủ sử dụng lao động tại các khu công nghiệp và khu chế xuất; phối hợp Hội LHPN Thành phố lấy ý kiến, kiến nghị của nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) để tổng hợp, đề xuất, kiến nghị tại các buổi đối thoại giữa Bí thư Thành ủy với đại biểu Phụ nữ Thủ đô.

Chủ động phối hợp ký chương trình phối hợp với UBND và các ngành chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội và Luật Công đoàn, việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến người lao động và chính sách đối với lao động nữ; phối hợp giải quyết kịp thời các cuộc tranh chấp lao động; qua kiểm tra đã phát hiện và kiến nghị xử lý các trường hợp vi phạm, bảo vệ quyền lợi cho hàng nghìn lao động.

Các cấp Công đoàn Thành phố đã tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CNVCLĐ, trợ cấp cho CNVCLĐ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; hỗ trợ xây dựng nhà ở “Mái ấm công đoàn”; tổ chức các chuyến xe miễn phí đưa hàng chục nghìn CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn về quê đón Tết... với số tiền hàng chục tỷ đồng. Chương trình “Tết Sum vầy” với “Phiên chợ 0 đồng” được tổ chức đồng loạt, từ Thành phố đến cơ sở, phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức Công đoàn, cùng sự chung tay của các cấp, các ngành, người sử dụng lao động trong công tác chăm lo thiết thực cho đoàn viên, người lao động. Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình “Nâng cao phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động”. Đã ký 194 bàn thỏa thuận hợp tác, 72.849 đoàn viên, người lao động được hưởng lợi, với số tiền gần 20 tỷ đồng. Giải ngân, tạo điều kiện cho hơn 10 nghìn lượt nữ CNVCLĐ được vay vốn với số tiền trên 100 tỷ đồng, mức thu nhập tăng thêm gần 1 triệu đồng/ người/ tháng.

Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của nữ đoàn viên, người lao động, LĐLĐ Thành phố đã trích từ nguồn kinh phí Công đoàn và nguồn xã hội hóa hơn 100 tỷ đồng để hỗ trợ người lao động và ủng hộ quỹ quỹ phòng chống Covid; đã thành lập “Tổ ứng phó khẩn cấp hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19”; tổ chức “Xe buýt Siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng, vận chuyển các túi quà “An sinh Công đoàn” cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn ở các khu nhà trọ, các doanh nghiệp bị ngừng việc do dịch bệnh Covid-19...

LĐLĐ Thành phố duy trì mô hình “Sức khỏe của bạn” với các hoạt động truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn, khám sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho gần 4 nghìn nữ CNLĐ Khu công nghiệp và chế xuất. Có hàng trăm nghìn nữ CNVCLĐ được Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí. LĐLĐ thành phố phối hợp chỉ đạo tổ chức truyền thông và tầm soát phát hiện ung thư sớm cho hơn 12.000 nữ CNVCLĐ, phối hợp trong công tác truyền thông dân số/KHHGĐ cho gần hơn 9 nghìn nữ CNVCLĐ.

Có thể nói, các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến lao động nữ đã trở thành hoạt động trọng tâm, thường xuyên của các cấp Công đoàn Thủ đô.

Tại Đại hội, đồng chí Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông chia sẻ, Hội LHPN quận Hà Đông có 22 cơ sở, với 250 chi hội, trên 43.000 hội viên. Hằng năm, sát sự chỉ đạo của Hội phụ nữ Thành phố, Quận ủy Hà Đông, các cấp Hội phụ nữ Quận luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, phát động các đợt thi đua cao điểm với những nội dung, công trình, phần việc cụ thể thiết thực, có chiều sâu, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Hội LHPN Quận triển bám khai mẫu phiếu đăng ký thực hiện phong trào thi đua gắn với các mô hình “học và làm theo Bác”; chỉ đạo tổ chức bình xét công khai, nghiêm túc. Hằng năm, tỷ lệ cán bộ hội viên phụ nữ đăng ký và đạt 3 tiêu chí phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, thực hành tiết kiệm, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc” đạt trên 90%. 

Đồng chí Lại Hà Phương, Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông tham luậnĐồng chí Lại Hà Phương, Quận ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông tham luận.

 Nhiều mô hình mới với những nội dung thiết thực được xây dựng triển khai có trọng tâm, trọng điểm, nội dung cụ thể, dễ nhớ, dễ thực hiện, phù hợp với từng đối tượng, độ tuổi phụ nữ trên địa bàn, như: “7 nhớ” khi tham gia giao thông (Nhớ đội mũ bảo hiểm, nhớ đi đúng làn đường, nhớ tín hiệu giao thông, nhớ không chở quá tải, nhớ đi đúng tốc độ, nhớ không uống rượu bia, nhớ đủ giấy tờ xe), “6 không” trong quản lý đô thị (Không xây dựng trái phép; không lấn chiếm đất công; không vứt rác ra đường; không mua, bán trên lòng đường, vỉa hè; không để xe, treo biển hiệu, quảng cáo sai quy định; không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm); “3 nhớ” trong công tác bảo vệ môi trường (Nhớ phân loại rác từ đầu nguồn - Nhớ đổ rác đúng giờ - Nhớ để đúng nơi quy định), “3 công khai, 2 chuẩn mực” trong văn minh thương mại (Công khai giá, công khai nguồn gốc, công khai chất lượng - Chuẩn mực giao tiếp, chuẩn mực cân đong)... Các chi, tổ Hội phụ nữ tích cực tham gia viết bài về gương người tốt, việc tốt, qua đó phát hiện và nhân rộng các mô hình, phần việc tiêu biểu trong phong trào thi đua; Việc tổ chức bình xét, đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua đối với cá nhân, tập thể được triển khai với sự nghiêm túc, công khai, tinh thần trách nhiệm cao.

Sau mỗi đợt thi đua, Quận hội tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời cá nhân, tổ chức có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phong trào thi đua; đề xuất Hội đồng thi đua khen thưởng Quận và Thành Hội khen đột xuất, khen chuyên đề đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Qua đó tạo sự lan tỏa, thúc đẩy phụ nữ thi đua lập thành tích trên mọi lĩnh vực. Thông qua tổ chức, thực hiện phong trào thi đua đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp phụ nữ đối với gia đình và cộng đồng; thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ và nhân dân tham gia; huy động được các nguồn lực hỗ trợ và khẳng định uy tín, vị thế của tổ chức Hội. 

Để tiếp tục phát huy hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong các cấp Hội, nhằm cụ thể hóa phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch", tiếp tục thực hiện 02 cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" và "Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp", Hội LHPN quận Hà Đông đề xuất một số giải pháp như:

Tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua Ái Quốc, cụ thể hóa các phong trào thi đua do Trung ương và Thành phố phát động bằng những nội dung thiết thực như thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng Người Hà Nội thanh lịch - văn minh; thi đua thực hiện văn hóa ứng xử, phát động xây dựng ý tưởng sáng kiến, sáng tạo; …

Tiếp tục vận dụng sáng tạo các phong trào thi đua, các cuộc vận động, mô hình hiệu quả thiết thực đã được duy trì trong nhiệm kỳ qua; Xây dựng và phát triển các mô hình thi đua mới trong các nhóm phụ nữ, như: nữ công chức, viên chức, người lao động trong "Chung tay cải cách hành chính", nữ tiểu thương trong "Văn minh thương mại", nữ học sinh "Duyên dáng Tràng An"; nữ lao động đi cư trong chấp hành pháp luật, thực hiện qui định văn minh đô thị...

Tiếp tục duy trì có hiệu quả hoạt động các cụm thi đua, định hướng hoạt động tới từng cụm để phát huy sự chủ động, đoàn kết, sáng tạo của đội ngũ cán bộ Hội Phụ nữ chủ chốt từ Thành phố đến cơ cơ sở; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phát động phong trào thi đua nhằm khích lệ, động viên và khơi dậy mạnh mẽ các tầng lớp phụ nữ hưởng ứng tham gia. 

PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức TP báo cáoPGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ Trí thức TP tham luận tại Đại hội.

PGS.TS. Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Thành phố Hà Nội báo cáo taị buổi tham luận. Trong giai đoạn tới Thủ đô ta có nhiều nhiệm vụ nặng nề, vì vậy việc  chuẩn bị điều kiện cho quá trình này là vô cùng quan trọng, mà trước hết là nguồn lực trí tuệ, nguồn lực con người như Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ TP đã ghi: “Phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế, nhân lực ngành văn hóa du lịch… Xây dựng và phát triển hệ sinh thái sáng tạo, hệ sinh thái khởi ngiệp đổi mới sáng tạo, thu hút trọng dụng nhân tài trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ… trên địa bàn thành phố”. Để thực hiện được nội dung này thì rất cần sự tham gia của đội ngũ nữ trí thức Thủ đô (chiếm 47% tổng số trí thức của Hà Nội) - những phụ nữ luôn có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tự tin, tự trọng với tấm lòng yêu mến Thủ đô.

Bên cạnh những thuận lợi, trước mắt chúng ta có vô vàn khó khăn vì ngoài nhiệm vụ thường xuyên về phát triển kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng của Thủ đô, chúng ta phải tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đây là thách thức lớn đối với Thủ đô ta: làm sao để sản xuất trong an toàn, làm sao để dân an toàn tham gia sản xuất, làm thế nào để dịch không được bùng phát ở Thủ đô? Câu hỏi này đặt ra cho tất cả mọi người trong đó có đội ngũ nữ trí thức chúng ta.

Vì vậy, Hội rất mong các chị trên mọi lĩnh vực cùng tham gia chống dịch với khả năng và điều kiện của  mình. Từ thực tế trong thời gian qua cho thấy các chị đã thể hiện điều đó: Nữ trí thức của ngành y tế cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, các chị có công lớn trong phòng chống dịch (nhân dân ghi ơn các chị), nhưng cùng chung tay với ngành y thì phụ nữ của tất cả các ngành đã vào cuộc (trong đó có nữ trí thức Thủ đô) mọi người tùy từng điều kiện, từng vị trí cũng đã tham gia rất tích cực.

Tuy nhiên, cuộc chiến chống dịch còn dài chưa ai tiên đoán được gì nên việc phòng, chống dịch nhưng vẫn phải thực hiện, phát triển kinh tế đã đặt ra rất nhiều thách thức, ta phải có những giải pháp vừa mang tính mục tiêu nguyên tắc nhưng lại phải rất linh động thì mới thành công.

 Với tư cách là thành viên của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, với tư cách là các nhà khoa học (cả tự nhiên và xã hội), các văn nghệ sĩ,… và cũng là bà, là vợ, là mẹ, là chị, là em trong gia đình, đồng chí xin cam kết sẽ phát huy hết năng lực, đổi mới tư duy cho thích hợp, tham gia tích cực cùng mọi người vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ nói chung và nữ trí thức nói riêng, tìm các giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Thủ đô ta thắng lợi.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Tin cùng chuyên mục

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

Lưu ý khi du lịch bằng ô tô tự lái

(PNTĐ) - Dịp nghỉ lễ Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, nhiều gia đình chọn đi du lịch bằng xe ôtô tự lái. Để chuyến đi được an toàn, có mấy lưu ý sau:
Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp  trên VNeID

Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(PNTĐ) - Hướng dẫn đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VneID) và Hướng dẫn tra cứu trạng thái hồ sơ và nhận kết quả cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) do Sở Tư pháp Hà Nội biên soạn được đăng tải tại Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/ và Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp Hà Nội https://sotuphap.hanoi.gov.vn.
Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo

(PNTĐ) - Tối 22/4, Hội LHPN quận Đống Đa tổ chức “Đêm hội phụ nữ Đống Đa sáng tạo”. Phó chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương; Phó Chủ tịch LĐLĐ Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận Đống Đa Nguyễn Anh Cường đến dự.