Hạnh phúc khi con là đứa trẻ bình thường

Chia sẻ

Nhìn thấy con gái tôi chạy nhảy xung quanh, chị thốt lên: Bé nhà em cũng bằng tuổi con nhà chị. Nhưng, giá mà cháu cũng lanh lợi và thông minh thế này...

 
Từ khi con học tiểu học, thật ít khi tôi tự hào về con mình. Bởi con không thông minh như tôi muốn. Cháu chậm chạp, lành lành. Cuối năm, con chỉ nằm trong top HS có lực học trung bình, chẳng có gì nổi trội.
 
Hạnh phúc khi con là đứa trẻ bình thường - ảnh 1 
Tôi và bố cháu đều thành đạt trong sự  nghiệp. Tôi là thạc sỹ, còn bố cháu cũng là phó giám đốc. Đó là lý do vì sao tôi càng buồn hơn khi con mình “tỷ lệ nghịch” với bố mẹ. Tôi hạn chế đem con cái ra nói trước bạn bè. Bởi, tôi luôn nghĩ con mình là kém nhất trong số đó.
 
Tôi đã không thể ngờ rằng, con tôi lại là niềm ao ước của 2 người mẹ khác. Lần thứ nhất, cách đây 1 tháng, tôi vô tình gặp một người mẹ khi cả hai đang xếp hàng đợi thanh toán tiền tại siêu thị. Nhìn thấy con gái tôi chạy nhảy xung quanh, chị bất giác thốt lên: Bé nhà em cũng bằng tuổi con nhà chị. Nhưng, giá mà cháu cũng lanh lợi và thông minh thế này thì em hạnh phúc biết mấy.
 
Tôi thấy kỳ lạ, bèn làm quen và ghi lại địa chỉ của người phụ nữ đó. Vài ngày sau, tôi đến nhà chị chơi, giật mình phát hiện con chị bị... tự kỷ. Đã lên 10 nhưng nhận thức của cháu chỉ bằng trẻ 3 tuổi. Cháu chỉ biết chào hỏi đơn giản và đọc được từ 1-10. Nhiều năm liền, người mẹ ấy đã thuê giáo viên chuyên biệt tới nhà tác động cho con. “Em ước giá một ngày, con cũng đủ năng lực để đi học lớp 1, dù con học trung bình thôi cũng tuyệt vời lắm rồi” - chị nói.
 
Lần thứ 2, tôi lại gặp một người mẹ khác tại hội thảo dạy làm cha mẹ tốt. Người mẹ đó đã khóc và chia sẻ với chuyên gia: Thất bại lớn nhất của chị là không thể dạy con nên người. 15 tuổi, cháu đã mắc nghiện và hiện bỏ nhà đi đâu không rõ. Câu cuối cùng của chị cũng giống như người mẹ thứ nhất: “Tôi chỉ khát khao con là một người bình thường”.
 
Sau khi nghe chuyện của hai người mẹ, tôi thấy mình đã thay đổi thật nhiều. Hóa ra lâu  nay, tôi đã vô cùng hạnh phúc khi được làm mẹ của một người con bình thường. Cảm giác bình yên ấy - đến với tôi - tuy muộn nhưng sao giá trị thế.     
 
Thu Hiền

Tin cùng chuyên mục

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Không khoảng trống, không gián đoạn trong chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

(PNTĐ) - Công tác chấm thi phải phản ánh đúng thực chất kết quả làm bài của thí sinh, đồng thời cần ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của các em -Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 nhấn mạnh khi kiểm tra công tác chấm thi tại tỉnh Bắc Ninh trong ngày 2/7.
PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

PGS.TS Phạm Thu Hương được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương

(PNTĐ) - Ngày 2/7, Trường Đại học Ngoại Thương (FTU) tổ chức lễ công bố quyết định công nhận hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương nhiệm kỳ 2020 - 2025. Theo đó,  PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.