Quản lý biệt thự theo hồ sơ số hóa

Chia sẻ

PNTĐ-Ngày 4/7, với 100% đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh danh mục biệt thự...

 
Quản lý biệt thự theo hồ sơ số hóa - ảnh 1
Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng phát biểu
 
Với 100% đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh danh mục biệt thự được ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2008 (Nghị quyết 18) và Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND ngày 4/12/2013 của HĐND TP (Nghị quyết 24).
 
Rút 114 biệt thự ra khỏi danh mục
 
Báo cáo thẩm tra của HĐND TP cho thấy, Ban Pháp chế và Ban Đô thị của HĐND đồng tình với đề xuất điều chỉnh danh mục 970 biệt thự trong Nghị quyết số 18. Cụ thể, đưa 20 biệt thự ra khỏi danh mục và xác định là công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954; Đưa 2 biệt thự ra khỏi danh mục và xác định là nhà phố; Đưa 3 biệt thự ra khỏi danh mục do thống kê trùng 2 lần; Điều chỉnh giảm, đưa ra khỏi danh mục 5 biệt thự; điều chỉnh tăng đưa vào danh mục để quản lý 12 biệt thự, do thống kê sai; Điều chỉnh lại địa chỉ đối với 51 biệt thự.Đối với 123 biệt thự đã phá dỡ, trong đó một số đã xây dựng mới, một số hiện trạng đang là ô đất trống, hai Ban thống nhất cho rằng 123 biệt thự đã phá dỡ trên, không còn là biệt thự để quản lý theo Đề án quản lý biệt thự của Nghị quyết. Vì vậy, đề nghị UBND TP xem xét theo hướng quản lý theo quy hoạch đối với các biệt thự không có giấy phép xây dựng và các ô đất trống sau khi biệt thự bị phá.Như vậy, sau khi điều chỉnh, danh mục biệt thự của Nghị quyết số 18 sẽ còn 853 biệt thự.
 
Ban Pháp chế và Ban Đô thị đồng tình với đề xuất của UBND TP về điều chỉnh danh mục 225 biệt thự cũ ban hành kèm theo Nghị quyết số 24. Trong đó, đưa 3 biệt thự ra khỏi danh mục và xác định là công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954; Điều chỉnh giảm 4 biệt thự khỏi danh mục (do xác định nhầm từ 1 biệt thự mang hai biển số nhà thống kê thành 2 biệt thự); Điều chỉnh lại địa chi đối với 11 biệt thự. Sau điều chỉnh, danh mục biệt thự kèm theo Nghị quyết số 24 là 218 biệt thự. Tổng số biệt thư bị rút ra khỏi danh mục sau khi điều chỉnh hai Nghị quyết trên là 118.
 
UBND TP nhận trách nhiệm trong quản lý biệt thự
 
Trong phần thảo luận, đại biểu Nguyễn Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế HĐND TP cho rằng, báo cáo thẩm tra của HĐND TP đã yêu cầu UBND TP phải giải trình rõ hơn về những hạn chế, thiếu sót, nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác quản lý biệt thự thời gian qua, giải pháp khắc phục nhưng báo cáo trả lời của UBND TP chưa thấy nội dung này. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Hoài Nam mong muốn “Chủ tịch UBND TP cam kết với HĐND khoá này bởi khóa trước lãnh đạo TP, một số các lãnh đạo sở, quận huyện làm chưa hết trách nhiệm để xảy ra việc phá dỡ các biệt thự nằm trong danh mục.Chủ tịch cam kết giúp đại biểu yên tâm khi bấm nút”.
 
Trước băn khoăn của đại biểu Nguyễn Hoài Nam và các đại biểu đã có ý kiến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có ý kiến giải trình.Theo Phó Chủ tịch UBND TP, di sản biệt thự rất có ý nghĩa đối với Hà Nội nghìn năm văn hiến. Sau 1954, tất cả biệt thự được đưa vào quản lý sử dụng, với nhiều chức năng, không đúng công năng biệt thự. Trong đó, biệt thự bố trí cả cơ quan làm việc, cơ quan ngoại giao thậm chí do khó khăn chỗ ở nên chia cho các cán bộ lúc bấy giờ... Năm 2008, UBND TP xây dựng Nghị quyết 18 giao cho Sở Tài nguyên Môi trường căn cứ vào hồ sơ, xây dựng và đưa vào danh mục 970 biệt thự nhưng vẫn để xảy ra những bất cập trong vấn đề nhận diện và đánh giá. Do chính sách quản lý chưa rõ ràng nên có những việc cấp thẩm quyền cho phép, có việc quận cho phép... sau năm 2013 mới xác định rõ cấp độ.
 
Tất cả những sai sót trên, TP giao cho Thanh tra TP thanh tra toàn diện những nội dung, kiến nghị của HĐND... Thanh tra TP có kết luận, Sở Nội vụ xem xét trách nhiệm tổ chức, cá nhân để sai sót trong quá trình lập danh mục, tổ chức cấp phép.TP xác định trách nhiệm của UBND TP thực hiện nhiệm vụ và thẩm quyền giao. Trong thời gian tới, TP sẽ rà soát, đánh giá cập nhật đầy đủ hồ sơ cho từng loại biệt thự, trong đó có mã số và số hóa toàn bộ hồ sơ, để khi bấm vào mã số biết biệt thự đó như thế nào...
 
 
 Cũng trong sáng 4-7, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định việc xử lý với gần 600 cơ sở không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn TP Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC có hiệu lực.
 
 
PV
 


Tin cùng chuyên mục

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Các đơn vị ra quân đảm bảo ANTT, TTATGT bảo vệ Sea Games 31

Vừa qua, các đơn vị thuộc Công an huyện Đông Anh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thuộc BCĐ 197 các xã, thị trấn đồng loạt tổ chức lễ ra quân đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên địa bàn huyện trong đợt cao điểm bảo vệ Sea Games 31 tại trụ sở Công an huyện.
Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết số 09 của Đảng uỷ Công an Thành phố

Sáng ngày 9/5/2022, Trung tướng Nguyễn Hải Trung- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội đã chủ trì Hội nghị trực tuyến và trực tiếp quán triệt Nghị quyết số 09 ngày 03/3/2022 của Đảng uỷ Công an Thành phố về xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

10.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay sau lễ ra quân

Sáng 8/5, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam phối hợp với Bưu điện Việt Nam tổ chức “Lễ ra quân hưởng ứng Tháng vận động triển khai BHXH toàn dân - Truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình”. Lễ ra quân được tổ chức từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh, huyện trên phạm vi cả nước.