Vượt qua “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ

Chia sẻ

PNTĐ-Khoảng thời gian từ 6 tháng - 3 tuổi được coi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch ở trẻ, gây ra tình trạng không chống đỡ được với vi khuẩn, virus từ môi trường xung quanh.

 
Tại Việt Nam, khái niệm dinh dưỡng miễn dịch còn khá mới mẻ và nhiều bà mẹ chưa quan tâm tới vấn đề này.
 
Vượt qua “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ - ảnh 1
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ảnh minh họa

 
Chia sẻ tại Hội thảo dinh dưỡng miễn dịch và xu hướng bổ sung kháng thể IgG cho trẻ do Bộ Y tế phối hợp tổ chức, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Từ khi chào đời, cơ thể trẻ đã có sẵn kháng thể IgG (kháng thể tự nhiên từ sữa non) được tiếp nhận từ mẹ trong quá trình mang thai. Các kháng thể cũng được truyền qua sữa mẹ khi trẻ bú, giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn trong những tháng đầu đời. Tới tháng thứ thứ 6, trẻ bú mẹ ít hơn nên kháng thể truyền qua sữa mẹ cũng giảm đi (nồng độ IgG còn từ 20-30%).
 
Đây là thời điểm hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, chưa thể tự sản xuất kháng thể, nên ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch ở trẻ. Đến khi trẻ được 3 tuổi, hệ thống miễn dịch mới hoàn thiện.
 
Khoảng thời gian giao nhau của 2 hệ thống miễn dịch (trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi) là khoảng trống miễn dịch của trẻ. “Bảo vệ hệ miễn dịch trong thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Nếu được bảo vệ tốt trẻ sẽ khỏe mạnh, ít ốm đau, bệnh tật. Những trẻ có hệ thống miễn dịch tốt cũng chính là những trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt về thể lực và trí não. Trong đó, sữa mẹ đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp kháng thể tự nhiên cho trẻ. Vì thế, các bà mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ và bú kéo dài đến 24 tháng.
 
Khi được bú mẹ đầy đủ, trẻ sẽ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp trẻ phòng chống nhiều căn bệnh thường gặp như: tiêu chảy, táo bón, viêm đường ruột” - GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
 
Đáng nói, thời gian “khoảng trống miễn dịch” ở trẻ trùng với thời gian ăn dặm. Lúc này, trẻ tiếp xúc với các kháng nguyên mới nhưng sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột cũng bị ảnh hưởng phần nào, khiến hệ tiêu hóa yếu, tăng nguy cơ khu trú các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Mặt khác thời kỳ ăn dặm cũng là lúc trẻ gia tăng tiếp xúc với môi trường bên ngoài theo các giai đoạn phát triển (biết lẫy, biết bò, biết đi…) nên trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, viêm tai, nhiễm trùng đường hô hấp... Để gia tăng hệ miễn dịch trong thời gian này, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ một chế độ ăn dặm hợp lý bên cạnh việc bú sữa mẹ.
 
Theo đó, thức ăn dặm phải có đầy đủ vitamin và khoáng chất như: sắt, kẽm, vitamin A & C. Các vitamin và khoáng chất này đều có trong các loại thực phẩm chúng ta cho trẻ ăn hàng ngày. Ví dụ: kẽm có nhiều trong thịt cóc, thịt gà, thịt lợn thăn, các loại thủy hải sản; sắt có nhiều trong gan, tim, bầu dục, lòng đỏ trứng; vitamin A có trong các loại thịt, phủ tạng: gan, tim... và nguồn tiền vitamin A (betacaroten) có trong các loại quả có màu vàng và đỏ (gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ...), các loại rau có màu xanh thẫm (rau ngót, rau muống, rau đay…); vitamin C có trong các loại quả như: bưởi, cam, quýt, chuối, thanh long và các loại rau xanh. Khi được bú mẹ đầy đủ, kết hợp với chế độ ăn dặm đúng đắn, trẻ sẽ có một hệ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ít bị bệnh tật và phát triển khoẻ mạnh. 
 
Để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ, GS.TS Nguyễn Viết Tiến khuyến cáo cha mẹ cũng nên cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, vận động thể chất; đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin để cơ thể trẻ sản sinh miễn dịch chủ động, chống lại những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não, viêm phổi…
 
Bên cạnh đó, cha mẹ cần bảo vệ trẻ trước môi trường sống xung quanh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, vệ sinh đồ chơi và đồ ăn dặm cho trẻ, rửa tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, cha mẹ cũng lưu ý không tự cho trẻ dùng kháng sinh nếu trẻ ốm, sốt. Việc sử dụng kháng sinh sớm ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển thế chất và trí não của trẻ như: kém hấp thu dinh dưỡng, chậm lớn, quấy khóc, khó ngủ về đêm. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách, thậm chí có thể dẫn tới trình trạng kháng kháng sinh ở trẻ.
 
 
Thảo Hương

Tin cùng chuyên mục

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

Nam giới thủ dâm có gây yếu sinh lý và rụng tóc?

(PNTĐ) - Thủ dâm ở nam giới là hành động tự kích thích dương vật bằng tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để đạt được cực khoái. Có nhiều quan điểm cho rằng việc thủ dâm nhiều có thể gây rụng tóc ở nam giới. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định cho quan điểm này.
Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

Đẩy mạnh sự phát triển của phong trào võ thuật truyền thống

(PNTĐ) - Trong 2 ngày 23 - 24/12, Đại hội đại biểu Hội Võ Thiên Môn Đạo TP Hà Nội nhiệm kỳ IV đã diễn ra tại UBND xã Hòa Nam, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội. Với tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ tập thể, thẳng thắn nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tổng kết vai trò trách nhiệm của BCH Hội và từng cán bộ Hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. đại hội đã rút ra những bài học quý báu, đề ra phương hướng khắc phục những mặt tồn tại, phát huy điểm mạnh đã đạt được trong nhiệm kỳ qua.
An toàn tình dục cho tuổi teen

An toàn tình dục cho tuổi teen

(PNTĐ) - Thiếu hiểu biết về cách quan hệ tình dục an toàn, cách phòng tránh thai đã gây nhiều hệ lụy, nhiều trẻ em gái mang thai sớm, mắc bệnh phụ khoa, phá thai sớm...
Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

Cùng cổ vũ nhau sống cuộc sống lành mạnh

(PNTĐ) - Là một hoạt động hấp dẫn thông qua việc sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, Giải chạy Herbalife Run đã chào đón hơn 54.000 người tham gia trên khắp khu vực Châu Á Thái Bình Dương kể từ năm 2020.