Chữa đau bụng ngày “đèn đỏ”

Chia sẻ
 
Tôi năm nay 28 tuổi, chưa có gia đình. Mỗi lần tới ngày “đèn đỏ”, tôi thường bị đau dữ dội vùng bụng dưới. Mong bác sĩ tư vấn giúp cách để giảm đau trong những ngày này.
 
Minh Nguyệt 
(Sóc Sơn, Hà Nội)
 
 
Kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên của nữ giới kể từ khi bước vào tuổi dậy thì cho tới lúc mãn kinh. Tuy nhiên, nhiều khi kinh nguyệt lại gây ra cho chị em những cơn đau bụng dữ dội. Hiện tượng này thường bắt đầu khoảng thời gian trước, trong, sau kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng thường kéo dài ít nhất là 3 ngày. Cơn đau thường là ở khung chậu hoặc bụng dưới. Các triệu chứng khác có người bị đau âm ỉ, người lại đau dữ dội làm cho sắc mặt tái đi, chân tay lạnh, thậm chí có người đau quằn quại dẫn đến hôn mê.
 
Đau bụng kinh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến một số nguyên nhân như sau: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, đồ có tính hàn, không giữ ấm bụng… trong kỳ kinh nguyệt; do vận động mạnh; ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều; do cổ tử cung quá hẹp khiến kinh nguyệt khó lưu thông ra ngoài; do đặt vòng tránh thai; do gen di truyền; do yếu tố nội tiết; tử cung co thắt không bình thường hoặc quá co thắt; những bất thường ở tử cung. Đặc biệt, đau bụng kinh còn có thể bắt nguồn từ một số bệnh phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, vị trí nội mạc tử cung không bình thường, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung…
 
Để giảm thiểu chứng đau bụng, bạn có thể áp dụng một số cách tự nhiên như: giữ ấm cho cơ thể đặc biệt là vùng bụng, có thể dùng nước ấm để chườm bụng dưới cho bớt đau, tránh vận động mạnh và có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, uống nhiều nước lọc, hạn chế đồ uống có cồn hoặc chất kích thích, kiêng đồ ăn lạnh cay trong kỳ hành kinh…
 
Đối với việc dùng thuốc bạn có thể sử dụng những loại thuốc chống viêm không có steroid, thuốc giảm đau hay thuốc tránh thai để hạn chế tình trạng mất máu và những cơn đau bụng trong chu kì kinh nguyệt. Thuốc giảm đau có ưu điểm là cắt cơn đau nhanh. Tuy nhiên, bạn không nên tự mua thuốc về uống mà hãy dùng theo đơn và hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
 
 
ThS.BSCKII Nguyễn Công Định 
(Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

Tiêm cồn tuyệt đối điều trị u nang tuyến giáp

(PNTĐ) - Nang tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Dù đa phần bệnh mang yếu tố lành tính nhưng cũng gây ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Xu hướng điều trị mới, can thiệp không phẫu thuật hay can thiệp tối thiểu như phương pháp tiêm cồn tuyệt đối đang ngày càng được quan tâm, vì tính hiệu quả, nhanh chóng và ít tốn kém hơn so với phẫu thuật.