Đông y chữa tắc ruột ở trẻ em

Chia sẻ

PNTĐ-Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột cho trẻ nhưng thường gặp nhất là tắc ruột do giun đũa. Điều trị chứng bệnh này, Đông y có một số bài thuốc hữu ích sau:

 
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa chỉ đứng thứ hai sau viêm ruột thừa. Có nhiều nguyên nhân gây tắc ruột cho trẻ nhưng thường gặp nhất là tắc ruột do giun đũa. Điều trị chứng bệnh này, Đông y có một số bài thuốc hữu ích sau:
 
Bài 1. Cho 500gr muối tinh, 50-100gr giấm vào nồi, đun nóng già xong gói trong 2 lớp vải xô, đắp vào chỗ bị tắc nghẽn. Sau khi độ nóng của muối hạ thấp, có thể lại sao nóng để đắp tiếp vào chỗ bị tắc nghẽn như cũ. Mỗi lần đắp trong 1-3 giờ. Lưu ý không đắp trực tiếp lên da trẻ để tránh gây bỏng. 
 
Bài 2. Củ cải tươi 14gr, mang tiêu (muối Natri sulfat thiên nhiên) 6gr. Nấu 2 thứ trên lấy 200ml nước thuốc, chia ra 2- 3 lần cho trẻ uống hết trong ngày.
 
Bài 3. Phan tử diệp 15gr, cho vào ấm pha trà, đổ nước sôi vào lấy nước thuốc cho trẻ bị bệnh uống. 
 
Bài 4. Củ cà rốt tươi 500gr, đường trắng 50gr. Rửa sạch cà rốt, cạo bỏ vỏ, thái thành miếng khoảng 2cm, gói trong vải xô trắng sạch, vắt lấy nước, hoà đường trắng vào nước đó cho trẻ bị bệnh uống thường xuyên là được. 
 
Bài 5. Gừng sống 100gr, mật ong 60gr. Cạo bỏ vỏ gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, sau đó cho mật ong vào trộn đều. Trẻ 1- 4 tuổi cho uống nước gừng 30-40gr/ngày; tỷ lệ này với trẻ 5-9 tuổi là 50gr; trẻ 10-13 tuổi là 50-60gr. Mỗi lần dùng chia ra 2-3 lần. Bài thuốc này chỉ thích dụng chữa tắc nghẽn ruột ở trẻ em do giun đũa gây nên.
 
 
  BS Nông Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

Dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc sỏi thận

(PNTĐ) - Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người trên toàn thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa và kiểm soát tình trạng này thông qua một chế độ ăn uống khoa học.
Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

Việt Nam đạt nhiều tiến bộ vượt bậc trong nâng cao tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em

(PNTĐ) - Theo báo cáo mới nhất từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc tăng cường tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em, đưa công tác phòng chống các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vaccine tiến lên một tầm cao mới.
Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

Báo động dịch sốt xuất huyết bùng phát trong mùa mưa

(PNTĐ) - Mùa mưa đến cũng là thời điểm sốt xuất huyết (SXH) bùng phát. Bệnh có thể diễn biến nhanh, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào giai đoạn cao điểm của dịch với nguy cơ bùng phát phức tạp.