Lời xin lỗi muộn

Chia sẻ

PNTĐ-Lần đầu tiên, tôi nói lời xin lỗi các con. Lời xin lỗi ấy dẫu “hơi muộn” theo như lời vợ tôi nói, nhưng nó thật cần thiết...

 
Lời xin lỗi muộn - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Tôi sinh ra trong gia đình có ba anh em trai. Bố tôi luôn dạy con theo kiểu “quyền cao tối thượng”, mẹ luôn đúng, nói gì con cái cũng phải nghe. Mẹ tôi cũng luôn đặt vị trí của bố cao nhất trong gia đình. Lớn lên, anh em tôi lập gia đình, lần lượt trở thành phiên bản của bố trong việc giáo dục con cái. Tuy nhiên, vợ tôi luôn phản đối việc đó.
 
Cô ấy cho rằng, con cái và bố mẹ có quyền bình đẳng trong khuôn khổ nhất định. Nghĩa là nếu tôi đúng, con sai, con phải xin lỗi, nhưng nếu tôi sai thì phải xin lỗi lại con. Tôi không đồng ý quan điểm ấy vì cho rằng người lớn không việc gì phải xin lỗi trẻ nhỏ. 
 
Khi hai đứa con còn nhỏ, việc dạy con của tôi khá thuận lợi vì bảo gì chúng cũng nghe. Nhưng, khi cả hai đứa bước vào tuổi dậy thì, chúng bắt đầu có quan điểm riêng mỗi khi tranh luận, hay giải quyết vấn đề gì đó có sự can thiệp của bố mẹ. Tôi bỗng nhiên trở thành người cha bảo thủ, cứng nhắc trong mắt con cái. Cho tới hôm, cả hai đứa con tôi cùng phạm lỗi.
 
Hôm ấy, tôi đã trách mắng con rất nhiều, bắt cả hai phải nhận lỗi và xin lỗi bố mẹ. Cùng lúc, cả hai đứa đều thừa nhận mình sai, hứa sẽ sửa chữa và không tái phạm. Tuy nhiên, điều tôi chờ đợi là lời xin lỗi của các con đối với bố mẹ như trước đây thì chúng nhất định không nói. Tôi tức giận, cho đó là thái độ chống đối người lớn và trừng phạt lại. Bấy giờ, cả hai đứa đều bảo:
 
- Tại sao “người lớn” làm sai không cần nói lời xin lỗi còn bọn con thì phải làm điều đó. 
 
Tôi hiểu ngay “người lớn” mà các con bảo đây là mình và hôm đó, các con tôi nhất định không chịu xin lỗi, chỉ hứa sửa chữa lỗi lầm. Sự phản kháng đầu tiên đầy mạnh mẽ và quyết liệt của hai đứa trẻ khiến tôi bất ngờ. Bấy giờ, vợ tôi mới phân tích tôi là người lớn, càng phải làm gương cho con trẻ trong việc nói lời xin lỗi khi mình làm sai thay vì cho mình quyền được bỏ qua việc đó. 
 
Tôi nhận ra, nếu mình không thay đổi suy nghĩ thì sẽ khiến con cái mất dần sự tin tưởng vào bố. Sáng hôm sau, lần đầu tiên, tôi nói lời xin lỗi các con. Lời xin lỗi ấy dẫu “hơi muộn” theo như lời vợ tôi nói, nhưng nó thật cần thiết. 
 
 
Việt Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.