Yêu thương giúp con tự tin “sống thật”

Chia sẻ

PNTĐ-Đó là thông điệp của nhiều cha mẹ có con đồng tính muốn gửi tới cộng đồng. Bởi, chỉ có tình yêu thương, sự tôn trọng, thấu hiểu và đồng hành mới có thể giúp con tự tin, hạnh phúc.

 
Yêu thương giúp con tự tin “sống thật” - ảnh 1
Gia đình hãy là chỗ dựa giúp các bạn trẻ đồng tính tự tin là chính mình. (Ảnh minh họa)

 
1 Đã 5 năm kể từ khi con trai chị Phạm Thị H (Đống Đa, Hà Nội) chính thức công bố với gia đình mình là người đồng tính. “Con trai tôi từng là Thủ khoa một trường đại học ở Hà Nội. Con ngoan ngoãn, giỏi giang, tham gia nhiều chương trình thiện nguyện nên cả nhà rất yên tâm, tin tưởng con. Vì thế, khi nghe con thú nhận sự thật, vợ chồng tôi thực sự sợ hãi, tức giận, chỉ nghĩ rằng con học nhiều quá nên sinh hoang tưởng… Suốt 3 tháng trời, hễ nhìn thấy con, tôi lại khóc. Tôi còn bàn với chồng thử đưa con tới khoa Nam học của bệnh viện Việt Đức kiểm tra thử…” - chị H nhớ lại.
 
Dần dần, khi bắt đầu tìm hiểu về đồng tính qua những cuốn sách con trai đưa, đọc những chia sẻ về các bà mẹ có con đồng tính… chị H bắt đầu hiểu rằng, con trai mình không phải cá biệt. Giới tính của con là một điều tự nhiên, không phải là bệnh, không lây và không thể thay đổi. Đồng hành cùng con, chị H không ngại tham gia những buổi tập huấn, hội thảo dành cho các bạn trẻ đồng tính và ông bố, bà mẹ có con đồng tính.
 
Trong những buổi gặp ấy, chị trở thành người tư vấn cho các bạn trẻ biết cách sẻ chia để bố mẹ hiểu về mình; là cầu nối giữa cha mẹ với những người con thuộc giới tính thứ 3 qua câu chuyện của chính mình. Đã có những lần hai mẹ con chị ôm nhau khóc giữa hội thảo. “Nhưng qua mỗi lần như vậy, tôi càng thêm yêu con. Con tôi đồng tính, nhưng không hư hỏng, thậm chí sống có ích cho xã hội, không lý gì phải chịu sự kỳ thị, ghét bỏ”.
 
“Trò chuyện, lắng nghe câu chuyện của các bạn trẻ đồng tính, song tính, chuyển giới… tôi hiểu được rằng: Ở trong hoàn cảnh đó, các con là những người thiệt thòi, còn chưa được nhận cái nhìn công bằng của xã hội. Công khai giới tính với bố mẹ, là các con mong chờ sự ủng hộ, tìm kiếm chỗ dựa và tình yêu thương. Được bố mẹ chấp nhận, đó là hạnh phúc lớn, là chỗ dựa tinh thần, đòn bẩy để con tự tin hơn sống tốt. Bố mẹ phủ nhận, không chấp nhận, phản ứng gay gắt, con sẽ cảm thấy thất vọng, suy sụp tinh thần. Con có thể phản ứng mạnh bằng cách bỏ nhà, rơi vào vòng xoáy tiêu cực. Bởi vậy, đối diện với con, cha mẹ hãy luôn ủng hộ để con được hạnh phúc, sống thật với chính mình” - chị H bày tỏ.
 
2 Mở đầu câu chuyện của mình, chị Thu Th (TP. Hồ Chí Minh) - một thành viên trong Hội phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam (Pflag) chia sẻ:
 
“Kể lại một phần cuộc đời mình, nghĩa là một lần nữa tôi đối diện với nỗi đau, mất mát bên cạnh những niềm vui, niềm hạnh phúc. Mất hơn 10 năm, tôi mới vượt qua sự khủng hoảng khi biết con trai duy nhất là người đồng tính. 10 năm, với một số người chỉ như cái chớp mắt, chẳng là gì so với một cuộc đời, nhưng với tôi đó là chuỗi ngày chịu đựng và trượt dài của sai lầm”.
 
Khi biết con đồng tính, chị Th tự đổ lỗi cho bản thân, nghĩ rằng đó là nghiệp mình phải gánh chịu. Chị dằn vặt mình, dằn vặt cả con trai. Chồng chị vì không chấp nhận được sự thật cũng chẳng tiếc lời chỉ trích, la rầy con: “Mày là đồ sâu bọ”. Mọi lỗi lầm dù lớn, nhỏ của con anh đều đổ lỗi cho việc thằng bé là người đồng tính: “Tại mày pê-đê nên mới gây nên chuyện”, “Tại mày pê-đê nên mới bị đuổi việc”. Thậm chí, khi bạn bè con tới nhà chơi, chồng chị còn quát: “Đem chúng bay bắn bỏ hết đi”…
 
Tìm cách “chữa” đồng tính cho con, để con trở lại thành một người đàn ông “bình thường”, hết đưa con đến bệnh viện thử máu, xét nghiệm hormone, chạy chữa theo những lời đồn đại… chị Th lại đưa con đi gặp thầy cúng để đuổi “người nữ” ra khỏi cơ thể con. Áp lực và sự ghẻ lạnh từ phía gia đình đã khiến con trai chị Thùy tự tử một lần, 2 lần phải nhập viện tâm thần. Tới giờ, khi chị “thức tỉnh” thì con trai chị đã bị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, phải dùng thuốc trong suốt quãng đời còn lại. 
 
Mỗi người có thể sẽ tìm ra cách riêng của mình khi đối mặt với việc con là người đồng tính. Có thể đó là tình yêu thương, sự khoan dung và bảo vệ gia đình. Có thể sẽ phải trải qua những năm tháng khổ đau, nước mắt và chia ly. Nhưng trên hết, hãy đối xử với con bằng tình yêu thương để không ai bị tổn thương.
 
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ Cộng sản kiên trung, bất khuất, ưu tú của dân tộc Việt Nam

(PNTĐ) - Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), tại thành phố Hà Tĩnh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng Bí thư Trần Phú - Chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất, người con ưu tú của dân tộc Việt Nam”.
Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

Đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng

(PNTĐ) - Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Trần Phú ngời sáng một nhân cách lớn, một tấm gương chiến đấu và hy sinh trọn đời cho đất nước và nhân dân. Nhân cách ấy được hình thành và hun đúc nên từ một gia đình yêu nước, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một dân tộc anh hùng. Chính từ truyền thống của quê hương, gia đình và thời đại lịch sử đã tạo nên Trần Phú - Người chiến sỹ cách mạng, lãnh tụ vẻ vang của Đảng và dân tộc.
Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Không khí linh thiêng ngày chính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

(PNTĐ) - Sáng sớm 18/4, mặc dù trời mưa lớn nhưng từ khắp các ngả đường, dòng người đông đúc tiến về Khu di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ để dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng, mùng 10/3 âm lịch.
Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tăng cường tần suất công tác thông tin, tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Việc triển khai các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô được thực hiện với tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo. Các hoạt động hướng về cơ sở, bắt đầu từ cơ sở, làm tốt công tác chăm lo đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, chăm lo cơ sở vật chất đối với người có công, đặc biệt là các gia đình khó khăn về nhà ở. Bên cạnh đó, các cơ quan, địa phương tập trung bảo đảm an sinh, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng (giáo dục, y tế, giao thông, văn hóa…).