Phim truyền hình Việt “đốn tim” khán giả

Chia sẻ

PNTĐ-Lựa chọn phản ánh những đề tài gần gũi với cuộc sống, cách thể hiện mới, khai thác sâu những thân phận, phim truyền hình Việt đang ngày càng được khán giả màn ảnh nhỏ yêu thích.

 
Những “bom tấn” phim truyền hình việt
 
Chỉ trong tháng 4/2019, 3 phim truyền hình Việt Nam sản xuất đã ra mắt khán giả là: “Về nhà đi con”, “Nàng dâu order” và “Mê cung”. Mới chỉ lên sóng được vài tập nhưng cả 3 bộ phim đều nhận được phản hồi tích cực của khán giả.
 
Phim truyền hình Việt “đốn tim” khán giả - ảnh 1
Thu Quỳnh, Bảo Thanh và Bảo Hân trong phim “Về nhà đi con”

 
Trong đó, “Về nhà đi con” của đạo diễn Danh Dũng và Đức Hiếu đang phát sóng trên VTV1 khung giờ vàng - 21h từ thứ Hai đến thứ Sáu hằng tuần - gây chú ý nhiều nhất. Vẫn là đề tài gia đình nhưng “Về nhà đi con” kể những câu chuyện thú vị, lôi cuốn, để lại cho người xem nhiều cảm xúc. 
 
Cùng thời điểm, bộ phim Nàng dâu order cũng hấp dẫn các bà nội trợ và giới chị em văn phòng. Bộ phim tình cảm gia đình nhẹ nhàng hài hước xoay quanh nhân vật Hoàng Yến (nhà văn Lam Lam). Yến kết hôn với Phong khi gặp tình yêu sét đánh trong vòng chưa đầy 1 tháng nhưng sau đó, cô nhà văn không biết nấu ăn lại phải sống chung với bà nội của chồng - người đại diện cho thế hệ lớn tuổi, có phần khắt khe, bảo thủ. 
 
Phim đề tài hình sự - Mê cung - cũng chính thức lên sóng từ ngày 25/4, khiến khán giả không thể rời mắt khỏi màn ảnh. 2 tập đầu tiên phim “Mê cung” đã mở ra một vụ án mạng với nghi phạm rất quái đản, lạ lùng và ám ảnh. Những tình huống rượt đuổi kịch tính, những bí ẩn mà đội trưởng Khánh cùng các chiến sĩ cảnh sát hình sự đang điều tra khiến khán giả thót tim và không khỏi tò mò.
 
Không ngừng làm mới những đề tài đã cũ, đặc biệt khai thác thế mạnh mảng tình cảm gia đình, hôn nhân tình yêu giúp cho phim Việt hiện nay đang thoát khỏi câu chuyện kịch bản dở và sân khấu hoá như những năm trước, liên tục tạo nên “bom tấn” truyền hình, kéo hàng triệu chị em nội trợ cũng như giới văn phòng đến với màn ảnh nhỏ.
 
Thu hút khán giả nhờ tính nhân văn
 
Sự phong phú trong đề tài hiện nay của phim truyền hình Việt được đánh giá cao, có thể kể đến phim “Thương nhớ ở ai” - đề tài nông thôn xưa, phim “Quỳnh búp bê” - đề tài gái mại dâm, buôn bán phụ nữ, “Những cô gái trong thành phố” - đề tài tâm lý xã hội về các cô gái quê lên phố lập nghiệp, “Nàng dâu order” - đề tài nàng dâu với bà chồng, phim tình cảm gia đình “Về nhà đi con”, phim cảnh sát hình sự “Mê cung”…
 
Xuyên suốt những đề tài này chính là tính nhân văn đã kéo người xem đến gần với phim hơn, để lại nhiều dư âm lắng đọng trong khán giả hơn là một bộ phim chỉ để giải trí dù khai thác hình sự, tâm lý xã hội hay tình cảm gia đình… Đây được xem là điểm cộng đặc sắc của phim truyền hình Việt, hướng người xem đến những điều tốt đẹp, tích cực trong cuộc sống. 
 
Vốn dĩ, đề tài gia đình không phải quá mới lạ nhưng luôn có sự gần gũi với cuộc sống đời thường thế nên những câu chuyện đặt ra trong phim “Về nhà đi con” ngay lập tức nhận được sự đồng cảm của người xem. Xem phim, những người con yêu bố mẹ của mình hơn và ngược lại, những người có con cái ở độ tuổi trưởng thành cũng hiểu hơn tâm lý của các con. 
 
Hay như chuyện các cô gái quê lên thành phố học hoặc làm công nhân vốn cũng là đề tài đã cũ, nhưng phim “Những cô gái trong thành phố” hấp dẫn ở cách thổi hồn cho từng nhân vật, mỗi người có một câu chuyện, một số phận éo le đến tận cùng. Cùng với tính đương đại mà phim đặt ra, giúp khán giả nhìn nhận sâu sắc hơn về đời sống của những người công nhân hôm nay, ngoài guồng quay công nghiệp họ phải đối diện với biết bao điều trong cuộc sống, những khó khăn vất vả trong đời riêng. 
 
Góp phần tạo nên các sản phẩm truyền hình thành công, được khán giả yêu mến còn có vai trò vô cùng quan trọng của các diễn viên. Trong đó, các diễn viên gạo cội đã có sự trở lại vô cùng ấn tượng, khẳng định cả tài năng và kinh nghiệm của mình. Khán giả đều phải thán phục trước các vai diễn của “Người phán xử” NSND Hoàng Dũng, “Lương Bổng” NSƯT Trung Anh, NSND Lan Hương trong “Sống chung với mẹ chồng”, NSƯT Hoàng Hải trong phim “Chạy trốn thanh xuân”, NSƯT Công Lý ở “Những cô gái trong thành phố”… 
 
Tiếp sau đó, lớp diễn viên kế cận vô cùng tài năng, hùng hậu và đặc biệt không ngại vượt qua những thử thách, đầu tư hết sức mình cho vai diễn, có thể kể tới: Hồng Đăng, Mạnh Trường, Bảo Anh, Bảo Thanh, Thu Quỳnh… Đúng như đạo diễn Đỗ Thanh Hải nhận định: “Màn ảnh Việt đang sở hữu lớp diễn viên không ngại thử thách, không ngừng sáng tạo để vượt qua chính mình”. 
 
Bảo Chi

Tin cùng chuyên mục

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

Tổng Thư ký OIF trải nghiệm chơi nhạc cụ truyền thống Việt Nam tại Nhà Triển lãm Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 10/7/2025, Nhà Triển lãm Việt Nam vinh dự đón Bà Louise Mushikiwabo, Tổng Thư ký Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF) đến thăm nhân chuyến công tác đến EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản. Hình ảnh bà Tổng Thư ký trải nghiệm các nhạc cụ truyền thống của Việt Nam và chơi một bản nhạc ngẫu hứng trên sân khấu Nhà triển lãm gây ấn tượng với quan khách.
Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(PNTĐ) - Sáng 10/7 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Hội thảo là diễn đàn học thuật quan trọng, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà lý luận, văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật trên cả nước, cùng trao đổi, hiến kế, góp phần xác lập những định hướng chiến lược cho sự phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

Góp sức cho chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Sáng 10/7/2025, Báo Việt Nam News and Law, Thông Tấn Xã Việt Nam, phối hợp với Cục Thông tin cơ sở và Thông tin đối ngoại (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), tổ chức tọa đàm “Định vị Việt Nam – Truyền thông quảng bá hình ảnh quốc gia trong kỷ nguyên mới”, nhằm lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Chiến lược truyền thông quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài.
“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

“Sông Đà – Lịch sử một vùng biên cảnh Việt Nam”: Bức tranh sử thi của miền Thượng qua góc nhìn Pháp học

(PNTĐ) - Trong không gian địa - chính trị - văn hóa rộng lớn của Việt Nam, vùng sông Đà từ lâu đã tồn tại như một cột mốc vừa mờ ảo vừa quyết liệt. Đó là miền Thượng hiểm trở, nơi dòng sông cuộn trào vượt qua ba thung lũng Lai Châu, cắt dọc lãnh thổ phía Tây Bắc, mang theo bao lớp trầm tích địa chất lẫn ký ức con người.
Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

Đảm bảo đến 15/8 phải hoàn thành công tác chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước

(PNTĐ) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 352/TB-VPCP ngày 7/7/2025 Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm tại cuộc họp triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).